1. Cuộc đời và sự nghiệp của Proudhon
Jean Joseph Proudhon (1809 - 1865) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Besangon. Gốc gác khiêm nhường ấy gây trở ngại trong một thời gian dài đối với việc học hành và
cuộc đời ông. Thoạt tiên ơng cịn đi chăn bị. rồi sau đó mới được học bổng để vào trường trung học lúc 10 tuổi. Từ đó ơng giành được nhiều giải thưởng học giỏi mặc dù có những khó khăn về vật chất để sống giữa những bạn học kém thơng minh hơn nhưng lại giàu có hơn... Cuộc đời ơng cũng rất đa dạng: Ông làm thợ xếp chữ. sau làm chủ nhà in nhỏ. làm kế tốn và ký giả.
Quan điểm có tính chất chi phối Proudhon là "sự tôn trọng công bằng". Theo ông, sự tôn trọng công bằng là tôn trọng phám giá con người. Ơng lấy sự cơng bằng làm cơ sớ cho xã hội. Từ quan điểm công bằng. Proudhon chống lại mọi tật xấu của nhà nước tư sản. Ông đề cao tự do. cho rằng xã hội là gồm những cá nhân và những nhóm người hồn tồn tự do. Ông là nhà tư tưởng tự do vơ chính phủ. là đại biểu cho lý thuyết tiểu tư sản về chủ nghĩa xã hội. là người sáng lập ra chủ nghĩa cải lương.
Proudhon xuất bản các tác phẩm như "Lợi ích của nghỉ ngày chủ nhật”. "Tư hữu là gì". "Triết học của sự khốn cùng". Từ các tác phẩm đó. người ta thấy rõ tư tưởng của Proudhon là bồng bột, hỗn độn, thiếu nhất quán. Kiến thức của ơng cịn nhiều hạn chế. có lúc tỏ ra xuất sắc nhưng nhiều khi lại mơ hồ lúng túng trong một mớ triết lý hão huyền. Proudhon del kích tứ phía và cũng bị tứ phía đả kích lại. Phương pháp luận của Proundhon là duy tâm chủ quan. Ông cho rằng kinh tế là sản phẩm của lý trí thuần tuý. là phạm trù vĩnh viễn, khơng có mối liên hệ gì với quan hệ sản xuất. Các phạm trù là sự kết hợp cơ học giữa các đặc tính "tốt" hay "xấu". Ví dụ: phân cơng lao động có mặt tốt là tạo
khả năng tăng của cái. mặt xấu là tàng nghèo nàn. bần cùng, thất nghiệp. Từ đó phép biện chứng trong nghiên cứu khoa học phải là phân biệt được cái tốt và cái xấu.
2. Những quan điểm kỉnh tê chủ yếu của Prondhon
a. Quan niệm vê sở hữu
Proundhon cho rằng tư hữu là một định chế thể hiện sự công bằng. Mặt khác ông khẳng định rằng "Sở hữu là ăn cắp" vì nó loại hết quyền của người vơ sản. Mỗi phần vật chất mà người này sở hữu là sự giảm bớt tương đương khả năng chiếm hữu của người khác. Ơng nói người làm th được trả tiền cơng đê’ anh ta sống, anh ta không thể mua giá trị của những sản phẩm do anh ta thực hiện, do đó người chủ có đặc quyền chiếm đoạt cái giá trị mà tập thể đã lạo ra... Tóm lại. các ông chủ "trộm mất" phần giá trị tăng thêm mà sức mạnh tập thê tạo ra so với sức mạnh cá nhân.
Ông tố cáo sự chiếm hữu của các nhà tư bản đối với sức mạnh tập thể: "Người ta nói nhà tư bản đã trả cho những ngày làm việc của cơng nhân; để cho chính xác hơn. cần phải nói ràng nhà tư bản đã trả nhiều lần cho một ngày làm việc của công nhân được anh ta thuê làm. hai điều này tuyệt đối không giống nhau. Vì cái sức mạnh vơ lận bắt nguồn từ sự liên kết và sự hoà hợp của những người lao động ấy, từ những nỗ lực đồng thời của họ ấy, anh ta khơng trả chút gì."