CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA SIMONDE DE SISMONDI (1773 1842)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 78 - 83)

1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận

Sismondi sinh ngày 9 tháng 5 năm 1773 tại Giơnevơ. xuất thân từ một gia đình q tộc theo đạo Canvanh. Khi cịn nhỏ. ơng theo học ở trường dòng của những người theo đạo Canvanh. sau đó vào học ở trường đại học tổng hợp. Sau khi tốt nghiệp đại học. Sismondi làm việc tại một ngân hàng thuộc tỉnh Lyon nước Pháp. Tuổi trẻ của ông in dấu nhiều chuyến du hành ở Châu Âu. Từ nơi lưu vong này đến nơi lưu vong khác, ơng khám phá ra tính đa dạng của các trình độ phát triển. Ơng được làm quen với tư tưởng triết học và kinh tế của những nước tiên tiến nhất. Các tác phẩm của ông ra đời từ trong hoàn cảnh ấy.

Sismondi bắt đầu nghiên cứu khoa học từ nãm 1800. Khi lưu vong ở Ý, Sismondi gặp một phương thức phát triển nông thôn tương đối cổ xưa, hết sức tương phản với nước

Anh cơng nghiệp và hiện đại. Ơng quản lý một doanh nghiệp nơng nghiệp lớn ở Toscane, điều đó mang lại cho ông một kinh nghiệm về lãnh đạo doanh nghiệp. Ơng viết tác phẩm đầu tiên: "Bảng nơng nghiệp Toscane” (1801).

Những kỉ niệm nước Anh không rời khỏi ông, ông rút ra bài học từ thời gian ông ở nước Anh và ghi nó vào cuốn: "Bàn về sự giàu có của thương mại" (1803). Trong tác phẩm này ông ca ngợi tư tưởng của A. Smith và hiệu quả của kinh tế thị trường, của thương mại. Tác phẩm thứ ba là: "Lịch sử các nền cộng hòa Ý Trung cổ" (1807 - 1808). gồm 16 tập. Từ tác phẩm này Sismondi nổi lên là nhà nghiên cứu về lịch sử kinh tế và thể chế xã hội.

Năm 1815 ông xuất bản cuốn "Khảo sát về hiến pháp nước Pháp", ở tác phẩm này, Sismondi dần rời bỏ quan điểm lý luận của A. Smith và chuyển sang hệ thống lí luận mới. Lúc này. nhiều người cho lí luận của ơng là dị giáo.

Năm 1819, Sismondi xuất bản tác phẩm "Những nguyên lý mới của kinh tế chính trị" hay "Bàn về của cải trong mối quan hệ của nó đối vói dân cư". Trong tác phẩm này ông phủ định sự ca ngợi A. Smith, nhấn mạnh tới hiện thực của các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa mà ơng nhận thấy có tính chất chu kỳ. Ơng hướng theo sự cần thiết của cơng bằng xã hội. Ông đưa ra định nghĩa mới về đối tượng của kinh tế chính trị. Theo ơng: "Đối tượng của kinh tế chính trị học là phúc lợi vật chất của con người do nhà nước quyết định". Từ đó có người cho Sismondi là kẻ tà đạo.

Từ 1831 - 1844 ông viết tác phẩm "Lịch sử người Pháp" dài 31 tập. O tác phẩm này ông cho rằng nhà kinh tế

học phải có kiến thức về lịch sử. Từ 1836 - 1838, ông viết tác phẩm "Những nghiên cứu về khoa học xã hội", o tác phẩm này, ơng cho rằng khơng thể tách kinh tế chính trị khỏi lịch sử các dân tộc, không thể tách kinh tế khỏi mối quan hệ xã hội.

2. Các lý thuyết kinh tê của Sismondi

a. Lý thuyết giá trị - lao động

Sismondi đứng trên lập trường về giá trị lao động của kinh tế chính trị tư sản cổ điển và góp phần vào việc phát triển lý luận đó. Chính vì vậy, K.Mark đã coi ơng là người kết thúc các quan điểm kinh tế chính trị tư sán cổ điên Pháp. Ơng đã thấy được tính chất xã hội đặc thù của lao động tạo ra giá trị của hàng hoá. Khi xác định giá trị của hàng hố, Sismondi khơng căn cứ vào hao phí lao động cá biệt mà cãn cứ vào hao phí lao động xã hội. chính Sismondi đã dùng danh từ thời gian lao động xã hội cần thiết khi xác định giá trị của hàng hố. ơng thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sứ dụng. Kế tục quan điểm của A. Smith, ông cho rằng sản phấm xã hội gồm: Một là phần của công nhân hay là tiền lương, một phần khác là lợi nhuận của nhà tư bản và địa tô của địa chủ, ông gọi là siêu giá trị. Theo ông tiền tệ cũng như hàng hoá khác là sản phẩm của lao động. Tiền là thước đo chung của giá trị. Ông phân biệt được tiền giấy và tiền tín dụng, ơng thấy được việc mất giá trị của tiền giấy và xem lạm phát là kết quả việc thừa tiền trong lưu thông.

Theo ông người công nhân là người tạo ra của cải vật chất, sản phẩm lao động của họ được chia làm hai bộ phận: tiền lương là thu nhập lao động của cơng nhân: cịn lợi nhuận của tư bản và địa tô của địa chủ là thu nhập khơng lao động, là sự bóc lột đối với giai cấp công nhân, là tai hoạ đối với giai cấp vô sản. Sismondi phát triển thêm lý luận về sự bóc lột của A.Smith. ơng nói tiền lời của doanh nhân chính là sự bóc lột thợ thuyền khơng hơn không kém, cơ giới đã làm cho năng suất lao động tãng lên rất nhiều và phần thặng dư đặc biệt này bị nhà tư bản chiếm mất. Sismondi cho rằng tiền lương của người công nhân thấp là đặc trưng của chủ nghía tư bản. Đó là kết quả của việc tích tụ tập trung của cải vào tay người giàu có và sự bần cùng của tầng lớp lao động. Theo ơng tiền lương phải bằng tồn bộ giá trị sản phẩm lao động của người công nhân.

Mặc dù Sismondi coi địa tô là quà tặng của tự nhiên nhưng ông chỉ ra rằng: Ruộng đất xấu cũng phải nộp tô. Đây là mầm mống tư tưởng địa tô tuyệt đối.

c. Lý thuyết về nhân khẩu

Sismondi công khai phê phán lý luận "bồi thường" của I.B.Say và kết luận chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tình cảnh của giai cấp cơng nhân càng điêu đứng, tiền lương càng sụt giảm, thất nghiệp càng tăng lên và tiêu dùng của họ ngày càng giảm đi. Ông thừa nhận việc áp dụng máy móc vào sản xuất sẽ dẫn đến thất nghiệp. Song ông lại không coi nhân khẩu thừa là một bộ phận cấu thành cần thiết của cơ chê' kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sismondi ủng hộ quan điểm về mối liên hệ giữa tăng của cải và tăng dân số

của Malthus và cho rằng nhà thờ sẽ phán xử tội lỗi của những người lao động, nếu sự sinh đẻ không phù hợp với việc tăng của cải của các bậc cha mẹ. Vì vậy V.I.Lênin nói: "Sismondi là Malthus cịn hơn cả Malthus”.

d. Lý luận về khủng hoảng kinh tê

Sismondi là người đầu tiên phấn tích về tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế trong xã hội tư bản. Ông cho rằng nguyên nhân của khùng hoáng kinh tế là do tiêu dùng khơng đủ. Ơng quy tất cả các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thành một máu thuẫn, đó là mâu thuẫn của sản xuất tăng lên và tiêu dùng lạc hậu. không theo kịp sán xuất. Khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản là ở chỗ sản xuất téích khỏi nhu cầu và chi nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa. Khi nói về nguyên nhân của tiêu dùng lạc hậu so với sản xuất, Sismondi cho ràng đó là vì chế độ phân phối không cân bằng. Sự lạc hậu của tiêu dùng là do sự phá sản của người sản xuất nhỏ. công nhân thất nghiệp ngày càng tăng cho nên thu nhập của họ bị giám sút và nhà tư bản thì tiết dục để tích luỹ. Trên thực tế thì khủng hoảng kinh tế khơng thường xun, mà cị tính chu kỳ. Sismondi cho rằng đó là nhờ có ngoại thương. Ơng coi ngoại thương như "Lỗ thông hơi” của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chính Sismondi cũng thấy hạn chế của cái "Lỗ thơng hơi" đó và đi đến kết luận: Tiền đồ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khơng được vững vàng. Ơng đi tìm lối thốt cho khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Đó là quay về với nền sản xuất nhỏ và phải có giải pháp tãng sức mua của "người thứ ba". "Người thứ ba" này không phải là nhà tư bản, không phải là giai cấp công nhân mà là giai cấp tiểu tư sản, những người thợ thủ

công, nông dân cá thể. tiểu thương. Như vậy là Sismondi đã coi nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là sự phá sản của những người sản xuất nhỏ. Con đường giải quyết khúng hoảng là củng cố và phát triển sản xuất nhỏ. Sismondi thể hiện rõ là người đại biểu cho giai cấp tiểu tư sản.

e. Lý thuyết vê vai trò kinh tế của nhà nước

Trước hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp, các tệ nạn của chủ nghĩa tư bản như khủng hoảng, thất nghiệp, nạn đói v.v... Sismondi yêu cầu nhà nước phải can thiệp vào kinh tế nhằm bảo vệ trật tự xã hội. bảo vệ sản xuất nhỏ. không cho phép tập trung sản xuất, tập trung sự giàu có duy trì các cơng trường thủ cơng, chế độ tư hữu ruộng đất nhỏ. Ơng nói: "Tơi coi chính phủ là người bảo vệ "kẻ yếu". Chí có chính phủ mới vượt lên trên sự tính tốn vật chất về sự làm giàu mà cá cá nhân thường làm. Sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế phải trở thành mục đích chung của các dân tộc". Như vậy, Sismondi đã đặt nền móng ban đầu cho các học thuyết sau này như thuyết "Người bảo hộ thuyết Keynes". Tuy nhiên, Sismondi coi nhà nước tư bản biếu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp. ơng phủ nhận tính giai cấp của nhà nước. Theo ơng nhà nước tư sản đối lập với sán xuất lớn. Nó có thê’ đạt được lợi ích chung, sự hài hồ xã hội và phúc lợi chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 78 - 83)