Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 66 - 68)

III. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HẬU cổ DIEN (KINH TẾ CHÍNH TRỊ TẦM THƯỜNG)

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung

Vào khoảng những năm 30 của thê' kỷ XIX, ở Anh, cách mạng công nghiệp đã kết thúc, o thời kì này. khủng hoảng kinh tế. nạn thất nghiệp cũng đã xuất hiện, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng mạnh mẽ, làm mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Nếu tiếp tục nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách khách quan như các nhà kinh tế cổ điển, thì có thể sẽ nhìn thấy sự diệt vong tất yếu của nó.

Vì vậy, địi hỏi các nhà kinh tế học tư sản phải đưa ra các lí thuyết mang tính tầm thường nhằm bảo vệ trật tự của chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, về mặt lí luận, yếu tố tầm thường cũng đã tổn tại trong quan điểm kinh tế của các nhà kinh tế cổ điển, sau này các học giả tư sản dã kê' thừa và phát triển những yếu tố đó và hình thành nên trường phái kinh tế chính trị tầm thường.

Kinh tê' chính trị tầm thường có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, về mặt phương pháp, họ đã áp dụng phương pháp tâm lí chủ quan trong phân tích kinh tế. Họ khơng đi sâu vào bản chất, mối liên hệ bên trong của các hiện tượng, các quá trình kinh tế. mà chỉ chú ý đến những biểu hiện bề ngồi và hệ thống ,hố chúng.

Thứ hai, họ đã xa rời và đối lập với những quan điểm khách quan và đúng đắn của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển; đặc biệt là họ đã đối lập hồn tồn với ngun lí giá trị - lao động do trường phái này khởi xướng.

Kinh tê' chính trị tầm thường phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu ‘xuất hiện trên cơ sở hệ thống hoá các yếu tố tầm thường trong kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Giai đoạn sau: cơng khai chống lại các ngun lí của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Đại biểu của kinh tế chính trị tầm thường ở Anh tiêu biểu là T. R. Malthus, và ở Pháp là J. B. Say và ở Mỹ là H. s. Carey.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 66 - 68)