W.Petty sinh trướng trong một gia đình làm nghề thủ cồng Là người có nhiều lài nãng trên nhiều lĩnh vực: ông là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 28 - 35)

II. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN KINH TẾ

w.Petty sinh trướng trong một gia đình làm nghề thủ cồng Là người có nhiều lài nãng trên nhiều lĩnh vực: ông là

cồng. Là người có nhiều lài nãng trên nhiều lĩnh vực: ơng là người phát minh ra máy chữ. có trình độ tiến sĩ vật lý, làm bác sĩ trong quân đội Cromwell tham gia xâm lược Ireland. Ông là người Sííng lập ra khoa thống kê học và là người đặt nền móng cho kinh tê' chính trị tư sản cổ điển. Ông vừa là địa chủ, là nhà tư bản công nghiệp lớn, vừa là nhà lý luận.

Về mặt thế giới quan, ông là người theo chủ nghĩa duy vật tự phát, là người kế tục Bacon, coi kinh nghiệm là cơ sở

của nhận thức và đã cố gắng đi tìm bản chất của các hiện tượng kinh tế và xác định mối quan hệ nhân quả của chúng. W.Petty cho ràng: trong chính sách và trong kinh tế, cũng như trong y học, cần phải tính đến những q trình của tự nhiên, khơng nên dùng nhũng hành động cưỡng bức riêng của mình để chống lại những q trình đó. Như vậy ơng đã khẳng định sự phát triển kinh tê' phụ thuộc vào quy luật khách quan. Phương pháp trình bày của ơng: xuất phát từ hiện tượng cụ thể. phức tạp đi đến trừu tượng, riêng. Đây cũng là phương pháp của kinh tê' học thê' kỷ XVII (Phương pháp này chỉ phân chia cái chung thành nhũng bộ phận nhỏ hơn). Chẳng hạn, khi nghiên cứu khái niệm giá trị, W.Petty lấy thuế ruộng đất làm điểm xuất phát, thuê' ruộng đất này lại phụ thuộc vào địa tô hiện vật. và ông quy địa tô hiện vật ra tiền, rồi từ đó mới nghiên cún giá trị.

Những tác phẩm chủ yếu của W.Petty: + Bàn về th' khố và lệ phí (1662) + Giải phẫu học chính trị Ireland (1672) + Sơ' học chính trị (1676)

+ Bàn về liền tệ (1682)

Những tác phẩm đầu, ơng cịn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương, nhung trong quá trình phát triển lý luận của mình, ơng đã chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Trong những tác phẩm cuối đời, ơng đã hồn tồn đoạn tuyệt với chủ nghĩa trọng thương.

Công lao lớn nhất của W.Petty là ông đã đưa ra nguyên lý giá trị do lao động quyết định. Chỉ bằng nguyên lý này,

cũng đủ để đánh giá ông là người đã sáng lập ra trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

* Học thuyết kinh tếcủu w.Petty

- Lý luận giá trị lao động

Trong tác phẩm "Bàn về thuế khoá và lệ phí" (1662) ơng đã đưa ra ba khái niệm về giá cả hàng hố. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.

Thứ nhất, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hố. Ơng viết: "Một người nào đó, trong thời gian lao động khai thác được 1 ounce bạc và cùng thời gian đó sản xuất được 1 barrel lúa mì, thì 1 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu quặng hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2 ounce bạc thì 2 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì". Như-vậy giá cả tự nhiên là do lao động tạo nên và lượng của giá cả tự nhiên tỷ lệ nghịch với lao động khai thác bạc hay vàng.

Thứ hai. nếu giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hố. Ơng viết: "Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân tạo, chứ không phải là giá cả tự nhiên". Theo ông. giá cả nhân tạo phụ thuộc vào 2 yếu tố: giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường.

Thứ ba. về giá cả chính trị. ơng cho rằng nó là một loại của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hố nhưng trong điều kiện chính trị khơng thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên trong điều kiện bình thường.

W.Petty đã có tư tưởng về lao động giản đơn và lao động phức tạp. so sánh lao động trong thời gian dài. lấy năng suất lao động trung bình trong nhiều nãm đế’ loại trừ yếu tố ngẫu nhiên.

Như vậy, có thể kết luận W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đật nền móng cho lý thuyết giá trị lao động.

Tuy vậy, lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng thương chủ nghĩa, khi ông cho rằng lao động trong thương nghiệp có năng suất cao hơn lao động trong nơng nghiệp vì thương nghiệp có lợi hơn cơng nghiệp, cơng nghiệp có lợi hơn nơng nghiệp...

Ơng cịn cho rằng chí có lao động trong ngành khai thác bạc và vàng mới tạo ra giá trị, còn lao động trong các ngành khác chí tạo ra giá trị ớ mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền. Theo ơng, giá cả tự nhiên của hàng hố là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, như ánh sáng của mặt trãng phản chiếu ánh sáng của mặt trời. W.Petty đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Lao động là cha vặ đất đai là mẹ của của cải". Ớ đây, nếu W,Pctty coi đó là hai yếu tố của quá trình lao động sản xuất thì; hồn tồn đúng. Nhưng từ luận điểm này, ông lại nhầm lẫn khi nhãn xét "lao động và đất đai là cơ sớ tự nhiên của giá cả mọi sản phấm".

- Lý luận về tiền tệ:

Quan điểm tiền tệ của W.Petty đã chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang quan điểm của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Trong những tác phẩm đầu tiên, ông cho rằng sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng và

bạc là sự giàu có vinh viễn, mn đời. Nhưng sau này, ông đã đánh giá tiền đúng đắn hơn.

Ông nghiên cứu hai loại kim loại giữ vai trò của tiền là vàng và bạc. Giá trị của chúng dựa trên cơ sở lao động khai thác ra chúng quyết định. Ông phê phán chê' độ song bản vị lấy vàng và bạc làm đơn vị tiền tệ và ủng hộ chế độ đơn bản vị; ông phê phán việc phát hành tiền khơng đủ giá trị.

Ơng là người đầu tiên đề cập đến quy luật lưu thông tiền tệ, mà nội dung của nó là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá và tốc độ chu chuyển của tiền tệ. ỏng chỉ ra ảnh hưởng của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. Trong cuốn "Bàn về thuê' khố và lệ phí (1662) ơng cho rằng: "muốn cho thương nghiệp của một nước hoạt động được, cần phải có tiền tệ trong một chừng mực và một tỷ lệ nào đó, mà vượt qua hay chưa đạt được chừng mực hay tỷ lệ đó thì sẽ làm thiệt hại tới thương nghiệp đó... Tỷ lệ tiền tệ (bạc và vàng) cần thiết cho thương nghiệp của chúng ta cũng thế, phải được trù tính dựa trên sơ' lượng các việc trao đổi và quy mơ các việc thanh tốn phải thực hiện". Còn trong cuốn "Giải phẫu học chính trị Ireland (1672) ơng khẳng định: "có thể nói rằng tiền 'tệ chí là mỡ của cơ thể chính trị; nếu có nhiều q thì sẽ ảnh hưởng tới sự nhanh nhẹn của thân thể. ít quá sẽ làm cho thân thể bị mắc bệnh... cũng như chất mỡ làm trơn các bắp thịt và làm cho bắp thịt cử động dễ dàng... thì tiền tệ trong một nước cũng vậy, nó làm cho nước đó hoạt động nhanh thêm, làm cho nước đó sống được nhờ các thực phẩm nhập khẩu vào khi trong nước đói kém, thanh tốn được các khoản và tơ điểm cho mọi vật..."

- Lý luận về tiền lương:

Lý luận tiền lương của w.Petty cịn rời rạc, ơng khơng định nghĩa tiền lương mà chỉ nêu quan điểm về mức lương. Ông cho rằng, tiền lương không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Theo ơng, tiền lương cao thì cơng nhân sẽ uống rượu say và ảnh hưởng đến công việc. Muốn bắt buộc họ làm việc thì phải giảm tiền cơng tới mức thấp nhất. Ông là người ủng hộ đạo luật cấm tăng lương. Ông khẳng định: "Pháp luật... chỉ phải đảm bảo cho người công nhân số cần thiết nhất để sống thơi; bởi vì nếu trả cho người cơng nhân gấp đơi số cần thiết, thì anh ta sẽ chỉ làm một nửa so với số anh ta sẽ làm và thực sự đã làm nếu tiền công không tăng gấp đôi như vậy, mà điều đó có nghĩa là xã hội bị thiệt một số sản phẩm chứa đựng một lượng lao động tương ứng". W.Petty đã vạch ra sự đối lập về lợi ích giữa cổng nhân và nhà tư bản. Ơng cịn cho rằng nếu giá cả lúa mì tăng lên thì sự bần cùng của cơng nhân cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ giảm xuống.

- Lý luận địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất:

Đối với w.Petty, giá trị thặng dư chỉ tồn tại dưới hai hình thức: địa tơ và lợi tức. Quan điểm địa tơ của ơng được giải thích trên cơ sở nguyên lý giá trị do lao động tạo nên. Ơng coi địa tơ là giá trị nơng phẩm sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất, mà chi phí này gồm chi phí về giống và tiền lương. Về thực chất, địa tơ là giá trị dơi ra ngồi tiền lương, tức sản phẩm của lao động thặng dư. Ông viết: "giả định rằng một người nào đó tự tay mình trồng lúa mì trên một mảnh đất nhất định, nghĩa là anh ta cày hay xới mảnh đất

đó lên, bừa. làm cỏ. gặt, mang các bó lúa về nhà, đập và quạt thóc như nơng nghiệp của nước đó địi hỏi, ngồi ra lại giả định rằng anh ta có thóc giống đế gieo trên mảnh đất đó. Tơi khẳng định rằng, sau khi người đó đã trừ thóc giống của mình vào số mùa màng mà anh ta đã thu hoạch được, cũng như khấu trừ tất cả những cái mà bản thân anh ta đã ãn đi, và đã đem đổi cho người khác để lấy quần áo và những vật phẩm khác cần thiết để thoá mãn những nhu cầu cấp thiết, thì số lúa mì cịn lại sẽ cấu thành địa tơ tự nhiên và chân chính của đất đai nãm ấy". 0 đây địa tô gồm cả lợi nhuận, lợi nhuận cịn chưa được tách khỏi địa tơ. w.Petty là người đầu tiên đưa ra khái niệm địa tô chênh lệch, ơng nghiên cứu nó với hai yếu tố: vị trí khác nhau của đất đai đối với thị trường và độ mầu mỡ khác nhau của đất đai, dẫn đến năng suất lao động khác nhau, thu nhập khác nhau. Tuy vậy, ông chưa nghiên cứu địa tô tuyệt đối.

Về lợi tức. ông cho rằng, lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức địa tơ. Theo ơng, người có tiền có thể dùng theo hai cách để đem lại thu nhập. Cách thứ nhất là mua ruộng đất để cho thuê và thu địa tô, cách thứ hai là cho vay để thu lợi tức. Mức lợi tức phụ thuộc vào thu nhập hàng năm của đất đai (tức địa tô), vào điều kiện sản xuất nông nghiệp.

Về giá cả ruộng đất. ông cho rằng bán ruộng đất là bán quyền thu địa tơ. Vì vậy. giá cả ruộng đất là do địa tơ thu được hàng năm quyết định. Từ số liệu thống kê dân số, ơng tính tốn khoảng cách trung bình giữa các thế hệ trong một

gia đình là 21 năm. Từ đó, ơng đưa ra cơng thức tính giá cả ruộng đất là:

Giá cả ruộng đất = địa tô X 21

Tóm lại, mặc dù cịn nhiều hạn chế về mặt lý luận, nhưng W.Petty đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc hình thành kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)