Khái quát về văn hóa kinh doanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

2 Lê Lựu (chủ biên) (008), Văn hóa doanh nhâ n lý luận và thực tiễn, NXB Hội nhà văn, Hà Nộ

1.3.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn

hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng và nhiều màu sắc. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, Việt Nam phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển; mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau, thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp.

Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, tình hình kinh tế và hội nhập quốc tế đã có những sự thay đổi sâu rộng làm cho mơi trường kinh doanh cũng có những biến đổi rất nhiều so với những năm 90 của thế kỷ XX. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới cũng như phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ bên ngồi. Tồn cầu hóa kinh tế địi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tính khơn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Các doanh nghiệp khơng thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam kết hợp với tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Từ khi đổi mới, do chủ thể kinh doanh trên thị trường chủ yếu là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, nên việc nhận diện văn hóa kinh doanh Việt Nam được dễ dàng hơn dựa trên cơ sở các thành tố của văn hóa kinh doanh là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, triết lý kinh doanh và đạo đức kinh doanh.

Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay là nguy cơ tụt hậu, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy việc nhận thức rõ những hạn chế, bất cập trong văn hóa kinh doanh và việc xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh hiện nay càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của

mình bằng chính đạo đức kinh doanh, coi đó là vũ khí cho sự tồn tại trong cạnh tranh và phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)