DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA DOANH NHÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 73 - 74)

- Phát triển du lịch

DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA DOANH NHÂN

Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể nắm được những nội dung chủ yếu về doanh nhân và văn hóa doanh nhân, cụ thể là:

- Các cách tiếp cận khác nhau về doanh nhân

- Thông tin về những doanh nhân Việt Nam tiêu biểu qua các thời kỳ

- Vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nhân trong sự phát triển của mỗi đất nước

- Khái niệm và mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa doanh nghiệp trong văn hóa kinh doanh

- Nội dung của văn hóa doanh nhân, bao gồm: nhân cách và đạo đức doanh nhân, năng lực doanh nhân

- Hệ giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam.

2.1. DOANH NHÂN VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NHÂN 2.1.1. Khái niệm doanh nhân 2.1.1. Khái niệm doanh nhân

Trong số các thuật ngữ liên quan đến những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có ba thuật ngữ: Doanh nhân, Thương nhân và Nhà quản trị kinh doanh. Tương ứng với ba thuật ngữ này trong tiếng Anh là: Entrepreneur, Businessman và Business Manager. Trong các nghiên cứu về kinh doanh, các thuật ngữ này được dùng để chỉ các khái niệm có nội hàm giao thoa nhau ở những mức độ khác nhau nhưng không phải để chỉ cùng một khái niệm.

Có hai cách tiếp cận về khái niệm “doanh nhân”3:

Cách tiếp cận thứ nhất: Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh. Cách tiếp cận này có nguyên căn từ việc phân tích về mặt ngữ nghĩa: doanh nhân là từ gốc Hán - Việt ghép từ hai từ: doanh là kinh doanh, nhân là người, từ đó suy ra doanh nhân là những người làm nghề kinh doanh, trong đó kinh doanh được hiểu là tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.

Cách tiếp cận thứ hai: Doanh nhân là những người có những đặc trưng nghề nghiệp, địa vị và phẩm chất, được nhiều học giả trong và ngoài nước sử dụng. Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm về doanh nhân là “entrepreuneur” chứ không phải là “businessman”.

Do có những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm doanh nhân nên cũng có nhiều định nghĩa cho khái niệm này. Đỗ Minh Cương (2009) đưa ra kết quả khảo sát là hiện nay ở Việt Nam tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nhân và có thể nhóm thành ba cách sau đây: định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp; định nghĩa doanh nhân theo tính cách và tâm lý chung của họ và định nghĩa bằng cách kết hợp, tức là dựa vào cả đặc điểm nghề nghiệp và tính cách của họ.

Do nhiều lý do khác nhau, chúng ta khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo nhất, phản ánh một cách đầy đủ và khoa học nhất nội hàm của khái niệm doanh nhân, được mọi người chấp nhận. Trong phạm vi giáo trình này, khái niệm doanh nhân được định nghĩa như sau:

Doanh nhân là người khởi nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với tư cách là người tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu làm giàu cho bản thân và cho xã hội.

Với quan niệm về doanh nhân như trên, không phải bất cứ ai tham gia kinh doanh đều được coi là doanh nhân. Những người buôn bán nhỏ ở chợ hay các cửa hàng gia đình một cách thường xuyên hay với tư cách là công việc làm thêm (kiểu nông dân tham gia buôn bán khi nông nhàn),

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)