2 Lê Lựu (chủ biên) (008), Văn hóa doanh nhâ n lý luận và thực tiễn, NXB Hội nhà văn, Hà Nộ
1.3.1.1. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Văn hóa của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét chung của văn hóa kinh doanh Việt Nam và những nét riêng của từng doanh nghiệp. Những nét riêng ấy là truyền thống tốt đẹp, độc đáo của mỗi doanh nghiệp. Ví dụ: nét độc đáo của doanh nghiệp A là rất nhã nhặn, chu đáo với khách hàng và đối tác, nét độc đáo của doanh nghiệp B là nhiều sáng kiến vận dụng công nghệ cao, nét độc đáo của doanh nghiệp C là tận tình bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển con người. Mỗi doanh nghiệp phải hình thành được những nét chung của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và tạo lập được một số nét riêng, khơng trộn lẫn được của văn hóa doanh nghiệp mình.
Tìm hiểu thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoặc một doanh nghiệp nói riêng khơng thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóa doanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng và văn hóa cá nhân - đặc biệt là văn hóa của người đứng đầu tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc.
Truyền thống của văn hóa Việt Nam theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ. Xuất phát từ nhận thức “giữ thể diện” nên cách thể hiện của cá nhân và tổ chức Việt Nam nói chung muốn tránh sự từ chối và sự chỉ trích mạnh mẽ một cách trực diện một cơng việc hay một hành động nào đó. Họ cho rằng nói “khơng” một cách thẳng thắn sẽ làm tổn thương đến đối tác và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài.
Các tổ chức lấy tiêu chí đồn kết, thống nhất hơn là nhấn mạnh vào sự ganh đua mạnh mẽ để tạo ra hiệu quả cao. Việc lựa chọn các giải pháp để giải quyết các bất hòa thường hướng theo lối thỏa hiệp, thương lượng để đi đến sự đồng thuận, tránh những giải pháp mạnh, quyết liệt. Các mâu thuẫn trong tổ chức được giải quyết thiên về “dĩ hịa vi q”, khơng
triệt để, nhiều khi theo lối “hòa cả làng”, đúng sai không rõ ràng. Đặc điểm này khiến văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung có nhiều nét khác biệt so với văn hóa chú trọng nhiều vào cạnh tranh và hiệu quả như Nhật Bản, Mỹ hay Trung Quốc, Ấn Độ.
Bên cạnh đó, việc coi trọng cấp bậc giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa người nhiều tuổi có kinh nghiệm và người trẻ tuổi có thời gian cơng tác ít hơn, địa vị xã hội, và uy tín cá nhân của lãnh đạo dường như bao trùm mọi mặt cũng là xu hướng của văn hóa Việt Nam. Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trị cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao giá trị cá nhân. Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng.
Đặc điểm đề cao giá trị cộng đồng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc mơ hình văn hóa doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp sẽ thường được hiểu là quản lý một nhóm người. Quan hệ trong ngồi của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của thân tộc, dòng họ, trên dưới. Ngay cách sử dụng ngôn từ để xưng hô trong giao tiếp người ta thường xưng chú, bác, anh, em, con cháu... mà ít sử dụng cách xưng hơ tơn trọng cái cá nhân của mỗi người như: anh - tôi, ông - tôi.
Mơi trường văn hóa đề cao cái cộng đồng sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp trước khi nói gì, làm gì thường phải trơng trước trơng sau để cái điều mình nói, cái việc mình làm khơng khác với mọi người. Do đó, những người có cá tính, thích tìm tịi thường phải tự gọt dũa mình cho vừa với khuôn khổ của cộng đồng mà họ là thành viên trong đó. (Trong khi nhóm nước có xu hướng đề cao vai trị cá nhân thì giá trị xã hội dựa trên cơ sở tính cá nhân rất cao; thường coi quản lý doanh nghiệp là quản lý cá nhân, tơn trọng cá tính - đặc điểm riêng của cá nhân).
Ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty gia đình nên văn hóa của những doanh nghiệp này cũng mang tính chất văn hóa gia đình. Dù cơng ty có thay đổi hình thức hoạt động, có chuyển đổi thành cơng ty cổ phần thì văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng từ người chủ doanh nghiệp. Cái bóng của chủ doanh nghiệp in
đậm trong công ty nên khi thay đổi, hoặc chuyển giao quyền lực cho những thế hệ kế thừa thì cũng rất khó thay đổi được văn hóa doanh nghiệp của các cơng ty gia đình.
Trong điều kiện mơi trường kinh doanh có sự hội nhập sâu rộng như hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều tập trung vào việc tăng cường đầu tư, mở rộng thị phần để nâng cao lợi nhuận và họ cũng chi tiêu rộng rãi hơn. Thế nhưng, khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, thậm chí thu hẹp các hoạt động nên cách ứng xử của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh cũng thay đổi. Đây là một điều khó khăn cho khơng ít doanh nghiệp vì họ phải thay đổi trong điều kiện không mong muốn, điều này cũng ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Một thực tế khác mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là tình trạng biến động nhân lực khiến họ khó giữ được những nét đặc trưng của công ty. Nhân lực thay đổi liên tục, cứ vài ba năm thì nhân viên ở nhiều doanh nghiệp lại thay đổi ở nhiều vị trí, bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp nên việc giữ gìn và phát huy những nề nếp tốt đẹp mang tính truyền thống, việc truyền lửa cho nhân viên là điều hết sức khó khăn.
Ở Việt Nam, người ta thường đề cao tập thể và chấp nhận cách biệt về quyền lực, chấp nhận sự thiếu minh bạch, mơ hồ, ứng xử linh hoạt... nên các doanh nhân, các nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm rõ những điều này để ứng dụng tốt vào việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Có thể nói, văn hố doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xác định được nguyên tắc kinh doanh nào là quan trọng. Do vậy các doanh nghiệp này khơng có được mục tiêu hoạt động rõ ràng và nhận thức của nhân viên cũng vì thế mà rất mơ hồ;
- Chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa có triết lý kinh doanh; - Chưa xây dựng được hệ thống chuẩn mực hành vi bền vững đạt tiêu chuẩn;
- Năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp không đồng đều, nhiều nhà quản trị doanh nghiệp cịn non kém.
Ở mơi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng cần lưu ý, sự phân cấp thứ bậc và biểu hiện khuôn mặt rất quan trọng trong các buổi họp kinh doanh. Người quan trọng nhất ln ln được ngồi tại vị trí đầu tiên. Sự im lặng cũng nên được chú ý trong buổi họp. Đặc biệt, ngay cả khi ai đó khơng đồng ý với một người khác họ vẫn giữ im lặng, vì vậy khơng nên gây ra nhiều biểu lộ. Mối quan hệ là yếu tố quan trọng xác định sự thành công trong hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, do vậy, cần luôn đầu tư thời gian trong việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp trên cả yếu tố cá nhân và công việc. Trong bất cứ buổi gặp mặt đầu tiên nào các đối tác tại Việt Nam cũng nên coi như một buổi để "tìm hiểu về nhau" mà thơi.
Về mặt phân cấp chức năng, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam khác với văn hóa doanh nghiệp các nước phương Tây. Tại các nước này, mỗi cấp quản lý có quyền quyết định các hoạt động thuộc chức năng của mình, kể cả phần chi thu thuộc phạm vi trách nhiệm. Ưu điểm của sự phân cấp chức năng là làm cho mỗi cấp quản lý có thêm trách nhiệm, thêm sự tự tin, phát huy mọi sáng kiến, năng động hơn và có hiệu năng cao. Sự phân cấp chức năng cịn giúp nhà quản trị có thêm nhiều thì giờ và năng lực để tập trung giải quyết các vấn đề then chốt mang tính vĩ mơ của cơng ty.
Đặc trưng của văn hóa Việt Nam đó là lịng u nước, tinh thần cộng đồng nhân ái, khoan dung, tính cần cù, giản dị, khả năng thích ứng nhanh với hồn cảnh, ý chí tự lực, tự cường. Những giá trị văn hóa đó vơ cùng q giá để hình thành nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Đây là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam
trong thời kỳ hiện đại. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh lành mạnh, tiên tiến, phù hợp với các xu thế của thời đại chính là chiếc cầu nối hữu hiệu nhất để Việt Nam hòa nhập, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.