Đạo đức doanh nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 91 - 93)

- Phát triển du lịch

6 Xem: Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế

2.2.3.2. Đạo đức doanh nhân

Trong tiếng Việt, thuật ngữ đạo đức được hiểu một cách tổng quát là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức cịn có nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng mà có. Người có đạo đức là người biết phân biệt đúng - sai, biết tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, biết và mong muốn làm những điều tốt đẹp cho người khác và cho xã hội. Đạo đức là yếu tố quyết định đến hệ thống giá trị của một xã hội, đó là quan niệm về cái thiện, cái ác. Trong số các yếu tố cấu thành nên nhân cách doanh nhân thì đạo đức doanh nhân là yếu tố nền tảng, gốc rễ.

Đạo đức của mỗi cá nhân thể hiện ở các hành vi của họ trong cuộc sống thường ngày cũng như trong các hoạt động khác nhau. Hành vi có đạo đức mang tính tự nguyện, khơng mang tính cưỡng chế. Hành vi đó ln được đặt dưới sự giám sát của xã hội.

Doanh nhân là những cá nhân - thành viên của một xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức doanh nhân trước hết là đạo đức của những cá nhân. Bên cạnh đó, là thành viên của cộng đồng doanh nhân, doanh nhân

cịn có nghĩa vụ tn thủ các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Cuối cùng, doanh nhân là thành viên chủ chốt (thường là người chủ hay nhà quản trị cấp cao) của doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân là một trong các yếu tố cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, là nền tảng của hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Hộp 2.2. Lời thề đạo đức của doanh nhân

“Tôi tuyên thệ sẽ phục vụ vì điều tốt đẹp hơn, hành động với sự chính trực cao nhất và chống lại những quyết định, thái độ có thể giúp cho tham vọng hạn hẹp của bản thân tơi nhưng có hại cho doanh nghiệp và xã hội nơi chúng tơi hoạt động”. Đó là lời thề đạo đức lần đầu tiên được hàng trăm thạc sĩ quản trị kinh

doanh (MBA) của Trường Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ) tuyên bố trong một lễ tốt nghiệp.

Các thạc sĩ Harvard và tấm thẻ thề sẽ giữ đạo đức trong kinh doanh - Ảnh: NYT Để giữ mình đi đúng con đường, những thạc sĩ đọc lời thề cũng giữ một tấm thẻ nhắc nhở hữu hình về lời thề của họ. Nhưng sợ là thế vẫn chưa đủ, họ cịn có website “MBA Oath - Lời thề MBA” (http://mbaoath.org/) để tạo mạng lưới giúp cộng đồng những người đã tuyên thệ thảo luận các vấn đề gặp phải trong thực tế để vẫn giữ mình là doanh nhân đáng tin cậy. Đến nay, trang web lời thề trên mạng đã có gần 1.000 chữ ký từ các cựu học sinh của Harvard và sinh viên quản trị kinh doanh từ các trường kinh doanh khác.

Doanh nhân tốt trong thời đại này không chỉ làm giàu cho bản thân mà cơng việc đó phải có ích cho cộng đồng nơi doanh nghiệp mình làm ăn. Doanh nhân tốt phải sở hữu các giá trị là tính chính trực, sự sáng tạo, khát vọng vươn xa, tâm huyết và sự tôn trọng cộng đồng và môi trường.

Nếu các doanh nhân tạo cho họ công ăn việc làm, đem tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó chính là hành vi đạo đức. Điều này cần được khẳng định, cần được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc sử dụng lao động, bởi do tính tất yếu kinh tế - xã hội hiện nay. Do vậy, cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc, thì ngày nay tinh thần yêu nước được mở rộng, đó là phấn đấu vì một xã hội “dân giàu nước mạnh”. Và điều đó đã trở thành giá trị đạo đức cao đẹp - Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó.

Vấn đề giáo dục đạo đức doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự ý thức của chính giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội của doanh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm, những đánh giá sai lầm về doanh nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)