Có thể tham khảo: Nguyễn Viết Lộc (2011), “Tinh thần kinh doan h Cơ sở xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 95 - 98)

- Phát triển du lịch

7 Có thể tham khảo: Nguyễn Viết Lộc (2011), “Tinh thần kinh doan h Cơ sở xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,

giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 27 (2011).

hội. Muốn vậy, cần phải ln có sự sẵn sàng, đồng thời phải có những kiến thức nhất định. Doanh nhân trước hết phải là những người có định hướng cơ hội, tức là có tư duy hướng ra bên ngồi chứ không phải hướng vào bên trong (Benedictine University, 2009). Nhận biết và nắm bắt cơ hội kinh doanh là khởi đầu cho một kế hoạch kinh doanh. Điều này là vô cùng quan trọng khi mà doanh nhân đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Để có thể nhận biết và nắm bắt được cơ hội kinh doanh, doanh nhân cần phải có kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, văn hóa, về thị trường, về sản xuất và phân phối sản phẩm, về mơi trường kinh doanh nói chung và về khách hàng, cạnh tranh... nói riêng. Doanh nhân cần có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy, dự báo và dự đoán...

Độc lập, quyết đoán, tự tin

Doanh nhân thường là người chủ hay giữ các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm chính trước mỗi thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Vai trò này đòi hỏi doanh nhân phải độc lập trong suy nghĩ, quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và tự tin vào năng lực giải quyết công việc của mình. Tính độc lập, quyết đốn, tự tin của doanh nhân tạo nên sức mạnh tinh thần cho những người công tác với họ, đặc biệt là những người dưới quyền, làm cho họ trở thành thủ lĩnh, là người cầm lái con thuyền kinh doanh. Tính độc lập, quyết đốn, tự tin khơng phải chỉ do bẩm sinh hay tự nhiên có, mà đó là kết quả của một q trình trải nghiệm và tơi luyện thực tế. Những bài học về thành công và thất bại của bản thân và của những người khác sẽ giúp cho doanh nhân có thêm khả năng độc lập trong suy nghĩ và tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Dám làm, dám chịu trách nhiệm

Doanh nhân là người có bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của con người, chứa đựng nhiều rủi ro và người ta ln cho rằng tính rủi ro trong kinh doanh thường rất cao, gắn liền với những tổn thất về tài sản/ vốn rất lớn. Thái độ của con người đối với rủi ro rất khác nhau. Dựa vào thái độ đó thường

có ba loại người: (1) những người tìm kiếm rủi ro (dám chấp nhận rủi ro), (2) những người né tránh rủi ro và (3) những người có thái độ trung gian đối với rủi ro. Doanh nhân là những người dám chấp nhận rủi ro.

Trong thực tiễn, rất nhiều rủi ro xuất hiện liên quan đến q trình ra quyết định của doanh nhân. Khơng phải lúc nào người ta cũng có thể đưa ra được những quyết định đúng, và ngay trong cả trường hợp quyết định được coi là đúng đắn vẫn có thể gặp rủi ro. Điều đó có nghĩa là đứng trước một quyết định, người ta luôn phải đứng trước hai khả năng: thành công và thất bại. Nếu biết chắc chắn thành công mới hành động thì thường bỏ qua các cơ hội để thành cơng. Cịn cứ liều lĩnh triển khai quyết định trong trường hợp khả năng thất bại nhìn thấy được thì cũng khơng thể tồn tại lâu dài được. Doanh nhân là người biết chấp nhận rủi ro một cách tỉnh táo, có cơ sở, có tính tốn với mong muốn mang lại những kết quả vượt trội cho doanh nghiệp. Các kết quả kinh doanh theo một quyết định nào đó của doanh nhân, dù thành cơng hay thất bại, đều ảnh hưởng đến tồn bộ doanh nghiệp, đến đời sống, thu nhập và việc làm của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nhân là người dám làm, dám chịu trách nhiệm song không thể là người phiêu lưu, mạo hiểm.

Chủ động, linh hoạt

Chủ động, linh hoạt là biểu hiện của những doanh nhân có năng lực, có tư duy sáng tạo và đổi mới. Chủ động, linh hoạt thể hiện ở khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của mơi trường kinh doanh. Tính chủ động, linh hoạt sẽ giúp cho doanh nhân sẵn sàng và chủ động đón nhận những xu hướng phát triển của thị trường và có những phản ứng kịp thời sáng tạo thể hiện qua những cách làm sáng tạo, độc đáo.

Tư tưởng đổi mới

Trong mơi trường kinh doanh có tính cạnh tranh, tư tưởng đổi mới (đổi mới phương pháp và công nghệ kinh doanh, đổi mới sản phẩm, dịch vụ) giúp cho doanh nhân duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh để giành phần thắng trên thương trường. Các sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm hiện có, nguyên vật liệu mới thay thế cho nguyên vật liệu cũ,

phương thức kinh doanh mới thay thế cho phương thức kinh doanh cũ không chỉ giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển bền vững

Mục tiêu cơ bản nhất và cũng là điều kiện quan trọng nhất để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển là thành quả kinh tế, mà trước hết là lợi nhuận. Lợi nhuận là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng năng lực kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao vị thế. Vì vậy, đạt được những thành quả kinh tế là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nhân khơng chỉ tìm cách đạt được lợi ích cho riêng bản thân và gia đình mình, mà cịn phải tìm cách đạt được những thành quả chung cho doanh nghiệp một cách bền bỉ. Muốn vậy, doanh nhân phải coi trọng đạo đức kinh doanh và đi đầu, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để không bị gục ngã (kể cả về mặt thể xác và mặt tinh thần), doanh nhân phải có ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, có sức mạnh về thể xác (sức khỏe) và tinh thần, có khả năng chịu áp lực cao. Từ đó có thể thấy rằng, tính bền bỉ là một trong những giá trị của văn hóa doanh nhân.

Các yếu tố làm nên hệ giá trị doanh nhân phản ánh tố chất, năng lực và phẩm chất mà doanh nhân phải có trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Dưới tác động của các yếu tố môi trường, các yếu tố của hệ giá trị văn hóa doanh nhân sẽ có những mức độ mạnh yếu khác nhau. Với quan điểm văn hóa doanh nhân là hệ giá trị làm nên mẫu người doanh nhân, một số nhà nghiên cứu cho rằng hệ giá trị văn hóa doanh nhân tạo dựng nên một mơ hình văn hóa doanh nhân mang tính định hướng giá trị, có thể đo lường được về mức độ và phân tích được đặc trưng của từng yếu tố và có thể mơ phỏng dưới dạng sơ đồ mạng nhện8.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)