- Cricket là chủ đề thích hợp vì là
1.3.2.3. Văn hóa kinh doanh tại nước Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngồi lục địa châu Á, với diện tích là: 377.834 km² trải dài 3.500 km theo một đường cong hẹp từ Bắc tới Nam, tôn giáo chủ yếu là đạo Phật. Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ 3 thế giới, Nhật Bản được đánh giá là có một văn hóa kinh doanh thơng minh và khôn khéo, trang trọng. Với bề dày lịch sử và văn hóa giao tiếp, ứng xử riêng thì văn hóa trong kinh doanh cũng mang bản sắc riêng của Nhật Bản.
Khoảng 67% diện tích Nhật Bản là đồi núi, chỉ có 13% là đất đai bằng phẳng có thể dùng cho canh tác hoặc phát triển đô thị. Khoảng 127 triệu dân Nhật Bản (là nước đông dân thứ 8 trên thế giới) sống trên phần diện tích hạn hẹp này, điều đó khiến Nhật Bản trở thành một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất trên thế giới: 335 người/km2 (mật độ dân số ở Mỹ là 27 người/ km2). Dân số tập trung ở một vài thành phố chủ yếu, đặc biệt các vùng đô thị của Tokyo, Osaka và Nagoya, với 43,6% dân số tồn quốc.
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Tinh thần làm việc theo nhóm là nét đặc trưng nổi bật của người Nhật. Tại các doanh nghiệp Nhật Bản, làm việc theo nhóm ln được đề cao và tập trung vào lợi ích của tập thể. Do vậy, ở các doanh nghiệp Nhật sự hài hòa là rất quan trọng, tránh đối đầu, hoặc chỉ trích cấp trên/cấp dưới hay tránh từ chối thẳng thừng một vấn đề nào đó. Văn hố làm việc ơn hồ, tránh xung đột trong cơng ty cũng tạo ra nhiều nét văn hoá đặc trưng tại Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung thường có xu hướng mất nhiều thời gian trước khi đưa ra một quyết định. Điều này là do nhu cầu giám sát và đồng thuận nhất trí của nguyên tắc nêu trên. Một quyết định đưa ra sẽ được xử lý từng bước một từ nhân viên lên trưởng phòng, từ trưởng phòng lên giám đốc. Dù rằng mỗi quyết định được xử lý chậm có thể có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng bù lại
sẽ đảm bảo được tính an tồn và chất lượng của mỗi quyết định được đưa ra.
Để đi đến quyết định cuối cùng sẽ trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau, xin ý kiến, tham khảo nhiều bộ phận khác nhau, đưa ra bàn bạc, thừa nhận... Chính vì vậy, Nhật Bản được biết đến như một nền văn hóa cộng đồng - sự đồn kết có giá trị hơn chủ nghĩa cá nhân. Trong mỗi nhóm đều tồn tại sức mạnh, như câu nói nổi tiếng của Nhật Bản: "Một mũi tên dễ bị bẻ gãy, nhưng mười mũi tên trong một bó thì khơng."
Doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức, các doanh nghiệp Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn. Tại nhiều doanh nghiệp Nhật, ưu tiên hàng đầu chính là phương châm “khách hàng là trên hết”. Thực tế, điều này giống như việc xem “khách hàng là thượng đế” ở các quốc gia khác vậy. Các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngồi cũng có suy nghĩ tương tự. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhật có xu hướng coi trọng q trình làm việc. Họ quan tâm đến cách thức hồn thành cơng việc, thời gian, chi phí để tạo ra kết quả cơng việc, từ đó đánh giá khả năng làm việc của đối tác.
Các cuộc họp trong doanh nghiệp Nhật Bản thường là địa điểm báo cáo chứ không phải là một nơi để thảo luận. Đây là điều thường bị các cơng ty nước ngồi cho là lãng phí thời gian và phớt lờ. Khác với doanh nghiệp nước ngoài, chỉ yêu cầu những người nắm giữ vị trí quan trọng trong mỗi bộ phận tham gia, thì người Nhật ln cố gắng làm sao để đảm bảo tất cả nhân viên có liên quan đều có một ghế trong phòng họp. Bất kể chức vụ cao thấp, miễn là một thành viên trong tập thể thì ai cũng có quyền đóng góp ý kiến.
Điều này xuất phát từ văn hóa được gọi là “đồng thuận nhất trí” của Nhật Bản, theo đó, trước khi làm một việc gì đó thì cần giải thích rõ ý đồ
sự tình cho người có liên quan, để ai cũng có thể hồn thành tốt cơng việc đề ra. Trưởng nhóm sẽ đưa ra quyết định, nhưng sẽ không hành động độc lập nếu khơng có hỗ trợ nội bộ. Q trình có xu hướng chậm để cho phép sự đồng thuận xuất hiện, và các thành viên trong nhóm sẽ khiêm tốn và tự lập. Điều quan trọng là phải tuân thủ lịch trình, nhưng thời hạn có thể được gia hạn nếu cần thiết.
Văn hóa doanh nhân Nhật Bản
Người Nhật ln coi trọng và giữ gìn sự hài hịa. Họ rất nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về họ, lịch sự một cách ám ảnh và sẽ tặng người khác những lời khen ngợi. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, các đối tác cần có ứng xử một cách lịch sự và tôn trọng. Các nhà quản lý Nhật Bản hiếm khi đưa ra các đơn đặt hàng trực tiếp: thay vào đó họ gợi ý về những gì cần thiết. Vì phép lịch sự, người Nhật sẽ cho phép đối tác kiểm soát tất cả các giao dịch của họ. Người Nhật thường có sử dụng cách nói gián tiếp: “Cơng ty đã quyết định”, thay vì, “Chúng tơi đã quyết định”, hay “Cần phải hủy bỏ”, thay vì, “Chúng tơi đang hủy bỏ”.
Ở Nhật Bản, danh thiếp và việc trao đổi danh thiếp là rất quan trọng, đòi hỏi những quy tắc nhất định mà nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến ấn tượng ban đầu của đối phương. Khi đưa danh thiếp, nhất thiết phải đưa bằng hai tay với mặt tiếng Nhật được lật lên. Doanh nhân khi đưa danh thiếp phải cúi đầu chào. Sau khi nhận, hãy nói: “cám ơn’ thật tử tế, và không nên cất vào túi ngay mà phải đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận. Tránh viết vào danh thiếp tiếng Nhật vì nó thể hiện sự thiếu ý thức. Hãy mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những thông tin cần thiết. Điều quan trọng đối với người Nhật là thiết lập địa vị của người mà họ đang giao dịch để biết cách nói chuyện. Việc trao đổi danh thiếp khi bắt đầu các cuộc họp là một cách quan trọng để thiết lập trạng thái này cho người Nhật, và cần được thực hiện với sự tơn trọng thích hợp.
Hộp 1.6. Tại sao khi người Nhật giúp bạn họ lại nói “Xin lỗi”?
Ở Nhật Bản, lời nói xin lỗi khơng hẳn là việc nhận lỗi. Xin lỗi đã trở thành một phần của văn hóa Nhật, được sử dụng trong mọi hồn cảnh, từ công việc, ứng xử cá nhân, ứng xử nơi công cộng, ứng xử của các nhân vật nổi tiếng, của các tập đoàn lớn và ngay cả với các quan chức chính phủ. Và đáng kinh ngạc ở chỗ, khi họ đang giúp bạn bằng tất cả sự nhiệt tình và cố gắng của mình, họ vẫn nói: “Xin lỗi!”
Lời xin lỗi có khi được sử dụng để trả lời cho một email nhận được chưa quá một ngày, nhưng cũng sẽ được trả lời bằng câu: “Xin lỗi đã trả lời Anh/Chị
chậm trễ”. Hay cho cuộc nói chuyện chỉ kéo dài chốc lát nhưng cũng: “Xin lỗi vì đã làm phiền tới thời gian của anh/chị”. Người nói rõ ràng khơng phải vì mong
muốn được tha lỗi mà qua lời xin lỗi đó, thể hiện đức tính khiêm tốn và lịch sự, hai phẩm chất này được đặc biệt đánh giá rất cao ở Nhật.
Từ xin lỗi được dùng phổ biến hơn cả là “Sumimasen”, tương đương với “sorry” hay “excuse me” trong tiếng Anh, có nghĩa là “xin lỗi đã làm phiền
anh/chị”. Sumimasen được sử dụng thậm chí nhiều hơn cả arigatou “cảm ơn”.
Ví dụ, thay vì cảm ơn ai đó đang giúp bạn giữ cửa mở, bạn sẽ nói Sumimasen - “Xin lỗi đã làm phiền anh chị giữ cửa cho tôi”. Trước khi bắt đầu một câu chuyện họ cũng Sumimasen để “Xin lỗi vì sẽ làm tốn thời gian của bạn”. Hay thậm chí chỉ là để gọi ai hay gây chú ý cho ai, họ cũng sẽ Sumimasen để “Xin
lỗi vì đã làm phiền”.
(Nguồn: http://www.dkn.tv/van-hoa, 10/10/1017)
Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Mong muốn giữ thể diện của người Nhật trở nên rõ ràng khi họ cân nhắc kỹ lưỡng và tránh mạo hiểm
trong các tuyên bố và hành động của mình. Hãy kiên nhẫn trong việc cố gắng để có được quyết định: ngay cả các vấn đề thường lệ cũng có thể được thảo luận rộng rãi. Các doanh nghiệp kinh doanh tại Nhật cũng nên tìm sự trợ giúp từ một người liên lạc có thể giúp doanh nghiệp cập nhật thơng tin chính thức về tiến trình.
Người Nhật nghĩ rằng thật sai lầm khi mất cảm xúc hoặc mất bình tĩnh. Thay vì nói “Khơng” một cách thẳng thắn, họ sẽ truyền đạt sự bất đồng thông qua sự im lặng, do dự hoặc trả lời “Tình huống này rất phức tạp”. Họ thường từ chối bằng cách nói, “Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu về điều đó”.
Người Nhật thường có thể đọc và viết tiếng Anh, nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói hoặc hiểu tiếng Anh nói. Vì vậy các đối tác kinh doanh tại đây cần cố gắng giúp doanh nghiệp Nhật có nhiều cơ hội để nắm bắt thông điệp, bằng cách sử dụng các cách khác nhau để nói cùng một điều, và ln hỗ trợ bất kỳ bài thuyết trình nào bằng các văn bản cần thiết.
Người Nhật tôn trọng tuổi tác và kinh nghiệm. Ở Nhật Bản, khác với những nơi khác, cử chỉ tay có thể mang nghĩa khác nhau, vì vậy nên tránh dùng những cử chỉ, động tác tay quá mức (theo Japanese business resource). Ví dụ như trong văn hóa Nhật, dấu hiệu OK mang nghĩa là tiền. Do vậy, cách thức giao tiếp này cũng nên hạn chế. Đừng nên vỗ vai hay lưng người Nhật. Người Nhật ít khi bắt tay cho nên, họ không thoải mái khi làm vậy (theo Venture Japan). Nụ cười mang nhiều ý nghĩa trong cách thức giao tiếp, vì thế, hãy ln tươi cười, thoải mái, sẵn sàng học hỏi, và hãy đặt câu hỏi cho họ. Do người Nhật cũng thích sự im lặng, đừng cảm thấy ngại khi cả phòng đang im ắng trong khoảng thời gian dài.
Năm cách để thành công Các chủ đề nên trao đổi