Năng lực của doanh nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 93 - 95)

- Phát triển du lịch

6 Xem: Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế

2.2.4. Năng lực của doanh nhân

Doanh nhân là những người có vai trị quan trọng bậc nhất trong các doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực làm việc (năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp) của doanh nhân có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Năng lực (competence - C) được hình thành từ việc tích hợp ba thành tố, đó là: Kiến thức (knowledge - K), Kỹ năng (skills - S) và thái độ (attitide - A).

Kiến thức là nền tảng, cơ sở để hình thành và phát triển các kỹ

doanh nghiệp nên cần có các kỹ năng khác nhau liên quan đến lãnh đạo và điều hành. Vì vậy, doanh nhân cũng cần được trang bị những kiến thức khác nhau.

Kiến thức khơng phải có ngay được mà phải học hỏi, tích lũy. Con đường cơ bản nhất để có được kiến thức là học tập. Những doanh nhân có ý chí vươn lên thường là những người ham học hỏi. Tuy nhiên con đường học tập ở mỗi người có thể khác nhau, trong đó học ở trường lớp chỉ là một trong những cách thức học tập phổ biến và mang tính chính thống, và kết quả học tập theo hình thức này được đánh giá thơng qua hệ thống bằng cấp, chứng chỉ. Bằng cấp, chứng chỉ chỉ là tiêu chí thể hiện

trình độ của người học/được đào tạo, chứ chưa hẳn đã phản ánh đúng đắn lượng kiến thức mà người đó (có bằng cấp, chứng chỉ) đã tích lũy được.

Đấy là chưa kể đến việc các kiến thức mà một người nào đó có được có thực sự cần thiết cho công việc của họ hiện tại và trong tương lai hay khơng. Vì vậy, khơng nên coi việc học tập ở nhà trường là con đường duy nhất để tiếp thu và tích lũy kiến thức. Hơn nữa, kiến thức mà nhân loại tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử là một đại dương mênh mông mà những năm học tập ở trường chỉ giúp chúng ta biết được “một vài giọt nước” trong đại dương mênh mơng đó. Để tích lũy kiến thức, mọi người nói chung và doanh nhân nói riêng phải “học tập suốt đời”, phải biết biến chuyển quá trình học tập ở trường thành quá trình tự học.

Một quan niệm sai lầm của một số người khi có ý định bước vào môi trường kinh doanh và có tham vọng trở thành doanh nhân là phủ nhận việc học tập, đặc biệt là việc học tập ở trường. Henry Ford (người sáng lập ra hãng ô tô Ford Motor), Bill Gates (người sáng lập ra Microsoft và nhiều năm làm CEO của hãng phần mềm nổi tiếng này), hay Steven Jobs (người đồng sáng lập ra hãng máy tính Apple Computer và là huyền thoại trong lĩnh vực công nghệ thông tin) mặc dù khơng hoặc chưa tốt nghiệp đại học, nhưng khơng có nghĩa là họ coi nhẹ việc học. Họ khơng có điều kiện (do công việc) đến trường lớp nhưng họ học ở đời và tự học là cách thức học tập chính của những doanh nhân nổi tiếng này.

Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để làm một

cơng việc cụ thể nào đó. Kiến thức là nền tảng, còn kỹ năng mới là thứ giúp chúng ta giải quyết thành công các công việc.

Với cách hiểu kỹ năng như trên thì có thể thấy rằng, doanh nhân cần có rất nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó có những kỹ năng liên quan đến cơng việc chun mơn, có những kỹ năng địi hỏi khả năng giao tiếp, có những kỹ năng địi hỏi khả năng tư duy...

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)