- Phát triển du lịch
6 Xem: Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế
2.2.3.1. Nhân cách doanh nhân
Một số nghiên cứu về doanh nhân được thực hiện theo cách tiếp cận về nhân cách doanh nhân. Mơ hình nhân cách doanh nhân Việt Nam là mơ hình nhân cách một mẫu người đại diện cho cả cộng đồng những người làm kinh doanh ở nước ta đồng thời cũng là mơ hình một cá nhân tiêu biểu. Nói cách khác, đây là mơ hình chuẩn tắc, là mục tiêu doanh nhân cần đạt tới. Cấu trúc của mơ hình này gồm bốn yếu tố: Đức, Trí, Thể, Lợi (Phùng Xuân Nhạ, 2010).
Đức là đạo đức hay là cái “tâm” của doanh nhân. Đức đóng vai trò
là gốc rễ của nhân cách, nhân cách của cá nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng cơ bản nhất vẫn là yếu tố Đức. Đức lại được cấu thành bởi ba yếu tố, đó là: tư tưởng thái độ; phẩm chất đạo đức; lối sống. Tư tưởng, thái độ thể hiện tình cảm, mục đích và lý tưởng của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh. Phẩm chất đạo đức là những phẩm chất của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng doanh nhân phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các giá trị tinh hoa của văn hoá dân tộc. Lối sống là phương thức thể hiện hành vi và phong cách của doanh nhân trong cả công việc và trong sinh hoạt thường ngày, lối sống của doanh nhân ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá doanh nghiệp và văn hố doanh nhân.
Trí thể hiện tinh thần kinh doanh, khả năng, mức độ tài năng của
doanh nhân gồm ba yếu tố là: ý chí; trí tuệ và năng lực lãnh đạo và quản trị. Ý chí thể hiện ở tinh thần kinh doanh, sự ham muốn làm giàu cũng như sự dám chấp nhận rủi ro, dám đối đầu với thách thức. Ý chí cũng thể hiện ở sự khơng ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được cái cao hơn, cái
lớn hơn so với những gì hiện có. Trí tuệ chính là cái “tầm” của doanh nhân. Trí tuệ doanh nhân thể hiện ở chỗ: doanh nhân biết xây dựng sứ mạng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, ln hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững, có triết lý kinh doanh rõ ràng. Trí tuệ là kết quả của sự thông minh được bồi đắp bởi tri thức đa dạng và phong phú của nhân loại và kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân doanh nhân. Năng lực lãnh đạo và quản trị của doanh nhân cần thiết để doanh nhân phối hợp các nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hoạt động kinh doanh càng phát triển thì càng địi hỏi doanh nhân phải nâng cao năng lực lãnh đạo và quản trị.
Thể là sức khỏe thể chất, tố chất tự nhiên của doanh nhân cần có
phù hợp với nghề nghiệp kinh doanh, bao gồm: năng khiếu, sở thích hoạt động kinh doanh; dám và thích mạo hiểm trong kinh doanh; khả năng tính tốn, dự trù trong kinh doanh. Các tố chất của Thể thường được thể hiện qua sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Doanh nhân cần phải biết cân bằng giữa cuộc sống công việc và cuộc sống thường nhật, biết giải toả căng thẳng trong cơng việc để có thể lực và trí lực tốt.
Lợi là lợi ích mà doanh nhân thu được cho bản thân và cống hiến
cho xã hội, là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá cái tâm, cái tầm của mỗi doanh nhân, đồng thời là thước đo vai trò và giá trị của cộng đồng doanh nhân đối với xã hội. Lợi bao gồm bốn yếu tố chính là: lợi nhuận, phúc lợi, đóng thuế và trách nhiệm xã hội. Lợi nhuận là mục tiêu chính, lâu dài của bất kỳ doanh nhân nào, là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự thành công của doanh nhân với tư cách là người kinh doanh. Lợi nhuận cũng là yếu tố để giúp doanh nhân phát triển hoạt động của mình phát triển bền vững. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm và khả năng của doanh nhân trong việc phân phối lợi ích, trả lương và đảm bảo an sinh xã hội trong nội bộ doanh nghiệp. Phúc lợi còn là sự đảm bảo cho các thành viên trong doanh nghiệp sự an toàn: an toàn về sức khoẻ, an tồn về cơng việc. Việc đóng thuế của doanh nhân không chỉ thể hiện sự tuân thủ pháp luật, mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nhân đối với đất nước.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà doanh nhân là những người đại diện thể hiện thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, phát triển xã hội theo hướng bền vững.
Các yếu tố cấu thành nhân cách doanh nhân trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể tác động lẫn nhau theo các hướng ngược nhau: hỗ trợ nhau hoặc xung đột nhau. Sự phát triển của nhân cách doanh nhân ở mỗi doanh nhân là khác nhau. Đó là do các doanh nhân chịu tác động rất lớn bởi các giá trị văn hoá ở các cấp độ khác nhau: văn hoá dân tộc, văn hoá vùng miền và văn hố gia đình. Các yếu tố khác của môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách doanh nhân, trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố pháp luật và hội nhập quốc tế.