Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 105 - 107)

đốn, đo luờng, đánh giá về năng lực, trí thơng minh, năng khiếu, sự hiểu biết, sự khéo léo, khả năng giải quyết vấn đề, cá tính... của mỗi người để bố trí cơng việc cho phù hợp. Trắc nghiệm là phương pháp hữu hiệu, giúp cho nhà quản trị chọn được đúng người cho đúng việc và giúp cho mỗi người có cơ hội hiểu rõ hơn về năng lực của mình, chọn được một nghề, một cơng việc phù hợp.

Tuy nhiên, trắc nghiệm chỉ để bổ sung mà không thể thay thế được cho phỏng vấn. Vì các bài thi trắc nghiệm khơng có giá trị tuyệt đối, kết quả tùy thuộc vào bản chất khách quan và nội dung câu hỏi trắc nghiệm biên soạn. Do đó, khi sử dụng hình thức trắc nghiệm phải biết mục đích, lĩnh vực mình tìm hiểu, sử dụng hệ thống câu hỏi có sẵn hay sáng tạo và cần có nội dung liên quan trực tiếp đến cơng việc của vị trí đang dự tuyển.

Có nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau:

+ Trắc nghiệm kiến thức tổng quát: bao hàm nhiều lĩnh vực kinh tế, địa lý, sử, giáo dục, triết học, toán, văn, khoa học, nghệ thuật khác.

+ Trắc nghiệm tâm lý: là hình thức trắc nghiệm quan trọng để biết tâm sinh

lý, bản chất của ứng viên. Có thể sử dụng trắc nghiệm cá nhân sau đó sử dụng trắc nghiệm nhóm.

+ Trắc nghiệm trí thơng minh (chỉ số IQ): là hình thức trắc nghiệm cổ điển,

tìm hiểu óc suy luận, tuổi tác, hiểu biết nên chỉ có giá trị tương đối. IQ = tuổi tinh thần/tuổi thật (%)

+ Trắc nghiệm về cá tính: nguyên nhân thất bại của ứng cử viên khi làm

việc bắt nguồn từ cá tính thì nguy hiểm.

+ Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn: năng khiếu từ bẩm

sinh, chuyên môn từ thực tiễn. Trắc nghiệm chuyên môn dùng cho công việc cụ thể, mang lại hiệu quả tin cậy và có giá trị.

+ Trắc nghiệm về sức khỏe và sự khéo léo: đo lường sức mạnh, sự khéo léo

về tay nghề.

+ Trắc nghiệm khả năng nhận thức: là phương pháp đo lường khả năng

học hỏi, dùng để lựa chọn ứng viên chưa có kinh nghiệm

+ Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp: cho biết khả năng thoả mãn nghề

nghiệp và so sánh sở thích cá nhân với những người thành cơng cơng việc Q trình thực hiện trắc nghiệm trải qua các bước sau:

Bước một: Nghiên cứu kết quả của phân tích cơng việc, xác định rõ các yêu

cầu của công việc đối với ứng viên.

cầu của công việc.

- Bổ sung nội dung cho các bài trắc nghiệm để có thể cho kết quả tổng hợp về nhiều tiêu chí cần lựa chọn.

Bước ba: Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm.

- Tổ chức thực hiện thử bài trắc nghiệm: Trong thực tiễn có nhiều bài trắc nghiệm chưa được triển khai trong thực tế nên cần phải thực hiện thử.

- Áp dụng bài trắc nghiệm đối với các ứng viên: Tùy theo theo yêu cầu có thể tổ chức trắc nghiệm cá nhân hoặc tập thể theo nhóm.

Bước bốn: Đánh giá kết quả trắc nghiệm, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)