Thống kê, báo cáo tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 132)

- Tiếp nhận nhân viên mớ

BIÊN BẢN KIỂMKÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.4.5. Thống kê, báo cáo tài sản

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, các doanh nghiệp cịn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh được gọi là TSCĐ.

- TSCĐ trong các nhà hàng, khách sạn là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nhưng giá trị của TSCĐ đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm, dưới hình thức khấu hao.

- Thống kê TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Qua thống kê TSCĐ đánh giá việc trang bị TSCĐ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, giải phóng con người khỏi những lao động chân tay nặng nhọc vất vả. Đồng thời TSCĐ cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp hay của tồn bộ nền kinh tế. Điều này cịn được thể hiện rõ rệt trong mỗi chế độ xã hội chính là sự khác nhau về trình độ sử dụng TSCĐ. Ví dụ: Hàng năm các nhà hàng, khách sạn (tùy vào từng loại trang thiết bị) theo định kỳ có thể là quý, năm họ thường thống kê và lập báo cáo các trang thiết bị dụng cụ hiện có xem giá trị sử dụng còn lại đến đâu để tiến hành rà soát, phân loại để thanh lý hoặc mua sắm bổ sung để phục vụ cho cơng việc kinh doanh của mình đảm bảo đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 132)