Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 142 - 144)

- Tiếp nhận nhân viên mớ

b. Bổ sung dụng cụ của nhà hàng.

2.6.4. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Bạn hãy tưởng tượng bạn đang tìm kiếm tình yêu và một người quen của bạn muốn giới thiệu bạn với một đối tượng cũng đang tìm kiếm người yêu như bạn. Bạn tự hỏi rằng liệu người ta có chấp nhận làm quen với bạn khơng. Và chỉ với một lời đồng ý chấp thuận đi chơi với bạn. Bạn hiểu mối quan hệ đó đã có tạm thời một sự khởi đầu như ý.

Câu hỏi đặt ra là tại sao bạn lại cần có một người trung gian để thiết lập một mối quan hệ? Bởi lẽ người đó sẽ mang đến sự đảm bảo, tin tưởng cho mối quan hệ của bạn. Họ là người hiểu bạn cần gì và sẽ giúp bạn tìm được người khiến bạn vui vẻ, hạnh phúc. Nó cũng tương tự như việc khách hàng đến nhà hàng của bạn lần đầu tiên. Chắc chắn bạn cũng muốn họ có ấn tượng tốt về nhà hàng của mình, tạo

được niềm tin và cảm tình để khiến họ tiếp tục muốn quay trở lại. Để đạt được điều đó, bạn cần xác định mục tiêu của mình là gì? Điểm mạnh để thu hút khách hàng là gì? Nhược điểm cần khắc phục là gì? Các đặc điểm, sở thích, tính cách của khách hàng là những yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm bắt ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Ví dụ như việc nếu bạn khơng tinh ý quan sát sẽ tạo ra những sự bực tức, khó chịu khơng đáng có cho khách hàng. Gỉa sử khách hàng của bạn là người khơng ưa thích sự ồn ào náo nhiệt mà bạn lại mời khách vào khu vực có nhiều kháck khác đang ăn uống và cười nói, sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng. Họ có thể phàn nàn với nhân viên ngay lập tức hoặc họ sẽ im lặng chiu đựng nhưng dù phản ứng của khách hàng là gì đi chăng nữa thì đều sẽ đem đến những ảnh hưởng xấu cho khách hàng tới nhà hàng của bạn.

Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc phân tích tâm lý khách hàng và các chiến lược phát triển mối quan hệ khách hàng.

Hãy bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi với khách hàng, những câu đại loại như: “Anh(chị) thích ngồi ở vị trí nào trong nhà chúng em ạ?”, “Anh (chị) có muốn nghe một bản nhạc nhẹ không ạ?”. Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy lại vơ cùng cần thiết để bạn có thể tiếp cận gần hơn đến khách hàng và thể hiện sự quan tâm của bạn tới họ.

Hãy cố gắng hết sức có thể để tìm hiểu xem họ cần gì và muốn gì. Quan sát hành vi, thái độ của khách hàng cũng là một cách giúp bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị. Dành thời gian để thu thập thơng tin, kiến thức từ báo chí, internet để có được những kế hoạch phù hợp cho nhà hàng cũng như nhân viên của bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.

Hãy tạo cho khách hàng của bạn một mơi trường thoải mái,thân thiện nhất có thể. Nếu như khách hàng của bạn có thể coi nhà hàng như ngôi nhà thứ hai của họ. coi bạn như người anh em trong gia đình của họ. Là nơi để họ có cơ hội chia sẻ, được quan tâm, động viên, chăm sóc. Chắc chắn họ sẽ có những cam kết lâu dài với nhà hàng của bạn và họ sẽ dành cho nhà hàng của bạn những lời khen và tên tuổi thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa.

Thông điệp quan trong cuối cùng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn- những người có tâm huyết với cơng việc kinh doanh nhà hàng đó là: Hãy làm mọi việc xuất phát từ sự chân thành. Nó sẽ là chìa khố dẫn đến thành cơng và nó sẽ giúp bạn chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 142 - 144)