Luôn luôn lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 141 - 142)

- Tiếp nhận nhân viên mớ

b. Bổ sung dụng cụ của nhà hàng.

2.6.2. Luôn luôn lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ

Nhân viên phục vụ không đơn thuần chỉ là lấy order, bưng bê thức ăn đồ uống mà còn là bộ mặt của nhà hàng. Thực khách trước khi đánh giá thức ăn, dịch vụ của nhà hàng, sẽ xem xét nhân viên phục vụ làm việc có chuyên nghiệp khơng, kỹ năng nghề đến đâu, từ đó sẽ có ấn tượng tích cực hay tiêu cực đối với nhà hàng. Những điểm đáng chú ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên phục vụ luôn được yêu mến.

Bề ngoài lịch sự. Thực khách và chủ nhà hàng ln xét đốn nhân viên phục

vụ qua vẻ bề ngồi. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng tóc đã gọn gàng, sạch sẽ, khn măt tươi tắn. Móng tay được cắt ngắn, sạch và đừng bao giờ mặc quần áo, mang tạp dề dính bẩn. Trước khi tiếp cận khách hàng, hãy chú ý đến ánh mặt của họ nhìn mình với thái độ ra sao để nhanh chóng “chỉnh trang” vẻ ngồi.

Hiểu biết thực đơn. Khơng có gì đáng chán hơn là một nhân viên phục vụ

khơng biết mời mọc khách hàng những món ăn ngon, hấp dẫn, nhất là những món mới. Nhân viên phục vụ cũng là người dẫn dắt khách đặt các món ăn mang lại doanh thu cao cho khách hàng. Do đó, bạn phải hiểu biết kỹ càng mọi thứ liên quan đến thực đơn (thời gian nấu nướng, gia vị, khẩu phần,…) để tư vấn chi tiết cho khách.

Đừng để thực khách chờ. Luôn nhớ rằng khi khách bước vào nhà hàng là

họ mong muốn được phục vụ thật ân cần và chu đáo. Thế nên người phục vụ chậm chạp trong việc đáp ứng yêu cầu của thực khách thì đã vơ tình khuyến khích họ khơng bao giờ trở lại lần nữa. Hãy cung cấp thức uống chỉ trong vòng vài phút sau khi được gọi. Liên hệ với bếp để món ăn ra bàn nhanh nhất.

Nhớ mặt thực khách. Làm sao để khách hàng quay lại thường xuyên là mục

tiêu chính cho vấn đề tạo doanh thu tại nhà hàng. Do đó, hãy ghi nhớ những sở thích của khách quen để phục vụ nhằm làm hài lòng họ một cách tối đa.

Có tinh thần làm việc nhóm. Nhân viên phục vụ không chỉ chú ý vào

những bàn mình đang phục vụ. Nếu thấy bạn đồng nghiệp quá bận rộn, không kịp đap ứng yêu cầu của khách, hãy giúp đỡ. Điều này không chỉ là hỗ trợ qua lại mà trên hết vì thương hiệu nhà hàng. Tinh thần làm việc nhóm sẽ giúp gắn kết nhân viên với nhau cùng hoàn thành tốt mọi việc.

dù hơm đó bạn gặp nhiều điều bực bội trong cuộc sống. Sự thân thiện của bạn sẽ khiến khách cảm thấy thoải mái. Nếu khách hàng không hài lòng với cách phục vụ của bạn, dù khách sai, đừng vội nổi cáu mà hãy gọi người quản lý đến giải quyết.

Quan tâm đến trẻ nhỏ. Khi khách có trẻ nhỏ theo cùng, hãy mang một số

vật dụng ăn uống phù hợp cho trẻ, chẳng hạn, mang ghế ngồi cao với tầm với của trẻ (baby chair). Tốt hơn nữa là có một món đồ chơi nho nhỏ. Nếu trẻ địi bạn cái này hay cái kia trong nhà hàng, hãy hỏi ý kiến bố mẹ chúng xem có được phép hay khơng. Quan tâm đến bàn tiệc nhưng dành thêm một chút vui vẻ với trẻ nhỏ sẽ tạo bầu khơng khí thân mật hơn giữa người phục vụ và thực khách.

Ln có mặt. Ln hiện diện bên bàn khách để kiểm sốt mọi thứ một cách

suôn sẻ. Chẳng hạn, nếu bếp nấu quá lâu, bạn cần giải thích cho khách và chạy xuống nhà bếp đôn đốc ra món nhanh. Hay khách cần thay chén muỗng nĩa, bạn phải đáp ứng nhanh nhất. Luôn ghi nhớ: khách hàng trả tiền cho những yêu cầu ấy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 141 - 142)