Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 114 - 119)

- Tiếp nhận nhân viên mớ

d. Đào tạo và phát triển

* Đào tạo tại nơi làm việc: - Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ

Phương pháp này có cách thức tổ chức đơn giản nhất. Trong quá trình thực hiện công việc, học viên sẽ quan sát, ghi nhớ học tập và thực hiện công việc theo người hướng dẫn đã chỉ dẫn. Phương pháp này được áp dụng đối với cả cấp quản trị và nhân viên. Thực hiện phương pháp này đòi hỏi người được giao trách nhiệm

Ở Việt Nam, đây là hình thức đào tạo thơng dụng nhất. Nó phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đối với nghề thủ công. Đào tạo kèm cặp được thực hiện theo 3 cách sau:

+ Kèm cặp bởi người phụ trách trực tiếp. + Kèm cặp bởi một cố vấn.

+ Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn. Cách thức thực hiện:

+ Giải thích tồn bộ cơng việc.

+ Thao tác mẫu cách thức thực hiên công việc. + Làm thử.

+ Kiểm tra, hướng dẫn, giải thích để làm tốt hơn. + Giao việc cho thực hiện từ dễ đến khó.

+ Khuyến khích động viên đạt số luợng, chất lượng. * Ưu điểm:

+ Việc tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng cần thiết khá dễ dàng . + Đơn giản dễ tổ chức, lại có thể đào tạo được nhiều người

+ Có điều kiện làm thử các công việc thật * Nhược điểm:

+ Khơng thực sự làm cơng việc đó một cách đầy đủ.

+ Người hướng dẫn thường khơng có kinh nghiệm sư phạm nên việc đào tạo khơng theo trình tự, quy trình.

+ Học viên có thể học những thói xấu của người dạy mà khơng biết.

- Luân phiên thay đổi công việc:

Là phương pháp học viên được chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, được học những cơng việc hồn tồn khác nhau về nội dung và phương pháp. Mục đích của phương pháp này cung cấp cho học viên những kiến thức và kinh nghiệm hồn tồn khác nhau ở những vị trí khác nhau trong tổ chức, những kiến thức đó sẽ giúp họ có khả năng thực hiện tốt hơn những cơng việc trong tương lai.

Phương pháp này có thể được thực hiện theo ba cách sau:

+ Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác mà vẫn giữ chức năng và quyền hạn như cũ.

+ Học viên được bố trí luân chuyển vị trí cơng tác trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn.

* Ưu diểm:

+ Giúp cho học viên được đào tạo đa kĩ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có thể phân cơng và bố trí nhân viên linh hoạt và dễ dàng hơn.

+ Sự phối hợp giữa các bộ phận dễ dàng hơn và nhân viên có khả năng thăng tiến hơn.

+ Giúp cho bản thân học viên nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có kế hoạch phát triển phù hợp.

* Nhược điểm:

+ Học viên không được hiểu biết đầy đủ về một cơng việc vì chưa có độ sâu và rộng trong công việc mới.

+ Thời gian ở một vị trí làm việc hay cơng việc thường quá ngắn.

Thường áp dụng đào tạo nhà quản trị, cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.

- Học viên được luân phiên từ bộ phận này sang bộ phận khác.

- Học viên được học những công việc khác nhau về nội dung và phương

pháp.

* Ưu điểm:

- Học viên được đào tạo đa kỹ năng, hiểu được cách thức phối hợp giữa các bộ phận.

- Có thể phân cơng học viên vào nhiều vị trí cơng việc khác nhau.

* Đào tạo ngoài nơi làm việc

- Phương pháp nghiên cứu tình huống

Thường được được sử dụng đào tạo nâng cao năng lực quản trị. Học viên được cung cấp các tình huống về các vấn đề của tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác tương tự. Mỗi học viên tự phân tích tình huống, trình bày suy nghĩ và cách thức giải quyết vấn đề với các học viên khác trong nhóm hoặc trong lớp thơng qua thảo luận. Từ đó, học viên có thể hiểu được quan điểm cách tiếp cận và phương hướng giải quyết những vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp.

+ Học viên được tiếp cận với những tình huống sát thực, tạo sự thu hút học viên tham gia vào việc tiếp cận, phân tích và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

với cách phân tích và đưa ra các quyêt định quản lý.

+ Qua thảo luận, học viên sẽ tiếp cận được nhiều cách giải quyết các vấn đề phức tạp.

* Nhược điểm.

+ Học viên có thể thấy một số tình huống khơng liên quan đến những cơng việc của mình nên khơng muốn tham gia.

+ Học viên thường thiếu thông tin nên cho là phương pháp này thiếu thực tế.

- Trò chơi quản trị

- Sử dụng các chương trình cài đặt sẵn trên máy tính để đào tạo các quản trị gia.

- Cách thức thực hiện:

+ Học viên đuợc chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai các thành viên trong ban giám đốc của các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau.

+ Mỗi doanh nghiệp cần đưa ra các mục tiêu và những quyết định để đạt các mục tiêu.

+ Nhóm nào đưa ra quyết định đúng sẽ thắng cuộc. * Ưu điểm: Sinh động, linh hoạt, hấp dẫn.

- Phương pháp hội thảo

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong số các học viên có chung mục đích thảo luận và giải quyết vấn đề. Các cuộc hội thảo tổ chức theo các chuyên đề giúp học viên nâng cao kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Thơng thường người điều khiển là một cấp quản lý nào đó, người này có nhiệm vụ giữ cho cuộc hội thảo diển ra trôi chảy và không đi lạc đề.

* Ưu điểm:

+ Các học viên không cảm thấy mình đang được huấn luyện nên rất thoải mái đưa ra ý kiến .

+ Rất đơn giản và dễ tổ chức.

+ Khơng địi hỏi các trang thiết bị phục vụ tốn kém * Nhược điểm:

+ Tốn kém thời gian vì các cuộc thảo luận thường kéo dài, nhiều khi kết thúc học viên thấy chưa thõa mãn

+ Gửi cán bộ đào tạo dài hạn. + Tổ chức các lớp ngắn hạn. + Các lớp chuyên đề.

2.3.5. Đánh giá thực hiện công việc

Sau khi học viên học xong một phần hoặc tồn bộ chương trình đào tạo, chương trình đào tạo cần được đánh giá để xem lại mục tiêu đặt ra của chương trình đã đạt được đến mức độ nào. Ðánh giá kết quả đào tạo cần được thực hiện theo 3 bước cơ bản:

a.Thí nghiệm kiểm tra

Ðó là phương pháp kiểm tra kết quả của chương trình đào tạo áp dụng đối với hai nhóm:

- Nhóm được đào tạo

- Nhóm kiểm tra (khơng được đào tạo)

Hai nhóm này được đánh giá, so sánh theo số liệu thích hợp như số lượng sản phẩm, chất lượng cơng việc… Ðối với nhóm được đào tạo, đánh giá lúc trước và sau giai đoạn làm việc tương ứng với thời gian đào tạo. Theo cách này có thể đánh giá được phạm vi, mức độ ảnh hưởng của q trình đào tạo đối với thực hiện cơng việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn (Trang 114 - 119)