Xây dựng về mặt cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

- Về trí lực

1.2.2.3. Xây dựng về mặt cơ cấu lao động

Trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển KT - XH đều có yêu cầu cơ cấu NNL cho phù hợp. Cơ cấu NNL được xét theo các mặt chủ yếu như cơ cấu theo trình độ; cơ cấu theo ngành nghề; cơ cấu theo vùng.

Cơ cấu trình độ NNL gồm tỷ lệ lao động đã được đào tạo trong lực lượng lao động (tỷ lệ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trong lực lượng lao động được đào tạo).

Ở nước ta, theo kết quả điều tra lao động, việc làm năm 2007 của Bộ lao động - thương binh - xã hội, cơ cấu trình độ nhân lực: khoảng 34,81% lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp và chứng chỉ nghề trở lên, trong đó sơ cấp có chứng chỉ nghề là 2,67%; công nhân kỹ thuật là 20,07%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 5,18%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 6,26%. Năm 2005 tỷ lệ lao động mù chữ trong cả nước là 4,95%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 15,15%, đã tốt nghiệp tiểu học là 31,59%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 34,61%, tốt nghiệp phổ thông trung học là 13,71% [7, tr.43]. Hơn nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý: Số lao động có trình độ trung học chun nghiệp và cơng nhân kỹ thuật cịn q thiếu so với nhu cầu.

Về cơ cấu ngành nghề: Trong thời gian qua nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng: Giảm tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng: lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối; lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong tổng lực lượng lao động, trong đó lao động dịch vụ tăng với tốc độ nhanh nhất. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,73% năm 2000 lên 40,24% năm 2009; tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 24,53% xuống còn 20,91%; tỉ trọng dịch vụ ở mức 38,74% lên 38,85%. Sự thay đổi cơ cấu theo ngành là cơ sở, là căn cứ để dự đoán nhu cầu đào tạo của cơ cấu NNL nhằm phù hợp hơn với yêu cầu nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước trong từng giai đoạn.

Tóm lại: Để phát triển nhanh và bền vững, CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nhất thiết phải lấy con người làm điểm xuất phát, phải phát triển con người một cách tồn diện, đó chính là phương châm và động lực để chúng ta thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Quảng Ninh là một tỉnh đang trên đà phát triển, lại nằm trong Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, do vậy yêu cầu xây dựng NNL đảm bảo được số lượng, chất lượng và cơ cấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhất là đến năm 2015 Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w