Chú trọng mở rộng việc bồi dưỡng kỹ năng lao động, truyền nghề cho lao động phổ thông, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)

- Dân số trung bình 1.096 1.161 1.270 1.394 Dân số hoạt động kinh tế626,35645,4571

3.2.2.4. Chú trọng mở rộng việc bồi dưỡng kỹ năng lao động, truyền nghề cho lao động phổ thông, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số

nghề cho lao động phổ thông, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, dự báo nhu cầu lao động, cơ cấu các ngành nghề để xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề của nhà nước cũng như các trường công nhân kỹ thuật, công nhân xây dựng, các trung tâm dạy nghề ở tỉnh và các huyện phải đóng

vai trị hạt nhân trong việc đào tạo, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong tỉnh vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và cho xuất khẩu lao động; phát triển mạnh cơ sở dạy nghề liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh để tiếp thu phương pháp kinh nghiệm giảng dạy tiên tiến, triệt để khai thác các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với việc huy động tối đa nội lực để thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

Phát triển dạy nghề ở các trung tâm nhằm đào tạo lao động có nghề phổ thông, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần, của các xí nghiệp vừa và nhỏ, của các xí nghiệp chế biến nơng - lâm - thủy sản kể cả phục vụ cung ứng lao động ra ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề ở thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí, Móng Cái và các huyện … nhằm thu hút được đông đảo lao động tham gia.

Khuyến khích phát triển dạy nghề với các hình thức đào tạo khác nhau như xây dựng các trường dân lập, tư thục nghề, các lớp tập trung dài hạn hoặc ngắn hạn, thực hiện kèm cặp dạy nghề để từng bước tăng nhanh số lượng lao động qua đào tạo.

Thực hiện chính sách khuyến khích thanh niên (ở nơng thơn) phải học và thành thục 1 nghề để học tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương và biết thêm một số nghề khác để có khả năng duy trì việc làm ổn định lâu dài và thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghề cho nơng dân, theo kịp sự đổi mới công nghề và yêu cầu sản xuất.

Công tác đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho lao động phổ thông khơng chỉ cần một hệ thống chính sách đồng bộ, phải theo trình tự từ bổ túc văn hóa đến đào tạo nghề mà cịn phải huy động sức mạnh, tiềm lực của mọi tầng lớp xã hội trong tỉnh tham gia. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai chương trình "Dạy nghề tại chỗ cho lao động phổ thông" nhằm tạo điều kiện cho nông dân đang sản xuất trực tiếp có điều kiện học nghề.

Thực hiện chính sách dạy nghề nội trú cho học sinh dân tộc, miền núi theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ngồi ra với lao động miền núi nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng, hàng năm nhà nước cần có một khoản kinh phí để thực hiện đào tạo nghề cho họ như hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại… tuỳ theo từng nghề đào tạo mà quy định mức kinh phí dạy nghề cụ thể như: tiền vật tư thực hành, tiền trả công cho giáo viên, tiền tài liệu học tập…

Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho nông dân và cho người nghèo: đối với những người không đủ điều kiện học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề và với những nghề không đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề, mà tổ chức dạy nghề lưu động tại các xã, làng, bản để tạo điều kiện cho người học, tỉnh cần có chính sách riêng phù hợp để hỗ trợ kinh phí cho người học như: kinh phí vật tư thực hành nghề, tiền mua tài liệu, tiền ăn trong thời gian học nghề, tiền trả cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w