- Về trí lực
2.1.2. Về phát triển kinh tế-xã hộ
Trong những năm gần đây kinh tế Quảng Ninh tiếp tục phát triển ở mức cao và toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân 5 năm ước đạt 12,7%; quy mơ kinh tế (GDP tính theo giá so sánh) năm 2010 gấp 1,8 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2010 ước đạt 24.666 ngàn đồng, gấp 2,14 lần so với năm 2005. Tăng trưởng GDP của tỉnh cao gần gấp đơi so với bình qn chung cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Trong đó:
Sản xuất cơng nghiệp tăng cao và ổn định. Tổng giá trị sản xuất ước tăng
bình qn 15,8%/năm. Các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh (sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện chạy than, xi măng, cơ khí, đóng mới - sửa chữa tàu biển…) được đầu tư lớn, hiện đại, đã đem lại hiệu quả rõ rệt; đã hình thành rõ nét các trung tâm cơng nghiệp trên địa bàn. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khống, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế tạo, chế biến. Ngành Than tăng
trưởng vượt kế hoạch nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp, cơ cấu GDP của tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 6,7%/năm. Đã
đảm bảo an ninh lương thực vùng nông thôn; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hố; đẩy mạnh khai thác, ni trồng thủy sản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Lâm nghiệp phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để nhân dân miền núi làm giàu từ rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50% năm 2010. Quan tâm hỗ trợ nông dân kinh phí, kỹ thuật phịng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là ở miền núi, hải đảo; làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác.
Kinh tế nơng thơn tiếp tục có bước phát triển. Đã tập trung đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hố; quan tâm ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm cơng nghiệp, làng nghề thủ cơng... góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo, từng bước xố bỏ tập quán tự cấp, tự túc, mở rộng thị trường khu vực nơng thơn. Diện mạo nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện hơn.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh
doanh và đời sống của nhân dân. Giá trị tăng thêm ước đạt 18,2%/năm.
Thương mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành thị, nông
thôn, miền núi, hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu khá cao, kim ngạch xuất khẩu 5 năm ước đạt 8.589 triệu USD, tăng bình quân 19,3%/năm. Mặc dù năm 2009, do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, khách du lịch
đến Quảng Ninh tuy có giảm, nhưng tổng lượng khách trong 5 năm ước đạt gần 21 triệu lượt khách, tăng bình quân 15,3%/năm; đã bước đầu hình thành xu hướng toàn dân tham gia làm du lịch ở một số trung tâm du lịch lớn. Công tác tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới đạt kết quả. Dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy, hàng hải phát triển liên tục; sản lượng hàng hoá qua cảng thuỷ năm 2010 ước đạt 39 triệu tấn. Bưu chính viễn thơng phát triển nhanh, hiện đại. Hoạt động ngân
hàng phát triển mạnh, tổ chức và mạng lưới, tiện ích được mở rộng; dư nợ
vốn tín dụng tăng bình qn 37,5%/năm, cao hơn bình quân cả nước; nợ xấu thấp. Cơng tác bảo hiểm có bước phát triển, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho người lao động, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2010: nơng, lâm,
ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 5,6%; công nghiệp - xây dựng 54,76%; dịch vụ 39,8%. Đã tập trung khai thác lợi thế các khu vực đô thị phát triển năng động (thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thị xã Cẩm Phả, thị xã ng Bí), kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đặc biệt quan tâm đầu tư
toàn diện. Đã đưa vào sử dụng Cầu Bãi Cháy, Cầu Bang, một số cầu vượt đường sắt, cầu treo dân sinh. Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh (Quốc lộ 18 đoạn Mơng Dương - Móng Cái, đường 337, 329, đường 334, đường Trới-Vũ Oai…), chú trọng đầu tư phát triển giao thông tới khu kinh tế, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô và Khu công nghiệp Hải Hà, đường và hạ tầng các cảng biển, đường vành đai biên giới. Ưu tiên đầu tư đường liên xã, liên thôn, bản cho nhân dân, nhất là khu vực miền núi, hải đảo. Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tơng hố các tuyến đường trong các khu dân cư thuộc các đô thị, khu trung tâm. Chú trọng đầu tư các cơng trình thủy lợi, đặc biệt là hồ,
đập chứa nước ngọt, đê ngăn mặn, kênh mương, trạm bơm vùng miền núi như: Hồ Đầm Hà Động, đê Bắc Cửa Lục, đê Hà Nam, đê Đông Yên Hưng...Phát huy kết quả đạt được của những năm trước, trong 2 năm 2009 - 2010 đã tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng qui mô các bệnh viện tuyến tỉnh, khu vực, huyện. 100% trạm y tế xã cơ bản hoàn thành các mục tiêu chuẩn quốc gia (về trước kế hoạch 5 năm). Cơ bản hồn thành các mục tiêu về kiên cố hóa trường - lớp, nhà cơng vụ giáo viên, xóa phịng học tạm, phòng học 3 ca (về trước kế hoạch 2 năm). Hồn thành bàn giao lưới điện nơng thơn cho ngành điện quản lý, phối hợp hỗ trợ kinh phí để ngành điện đầu tư điện lưới đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh cịn đang gặp nhiều khó khăn:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và công nghệ của nhiều ngành kinh tế còn chưa cao. Kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ngành Than trước yêu cầu phát triển nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và quản lý nội bộ chưa theo kịp yêu cầu; cơ chế chính sách của Nhà nước cho đầu tư đổi mới công nghệ và hạ tầng kỹ thuật, khắc phục và giải quyết ơ nhiễm mơi trường, xây dựng cơng trình phúc lợi cịn bất cập; Tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm; mơ hình sản xuất nơng nghiệp quy mô vẫn nhỏ và phân tán. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển ... có ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về văn hoá - xã hội
Hoạt động văn hố thơng tin phát triển rộng khắp, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc đưa thơng tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khoa học cơng nghệ, văn hóa trong nước và quốc tế, các phong trào thi đua, các tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất đến đơng đảo nhân dân. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh - truyền hình đạt
trên 95%; 100% thơn, bản có điện thoại và internet. Triển khai sâu rộng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố". Nhiều di tích lịch sử, văn hố được bảo tồn, tơn tạo, nhiều lễ hội được phục dựng, phát triển theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá được quan tâm. Hoạt động văn học nghệ thuật có bước phát triển mới. Cơng tác quản lý, khai thác di tích, danh thắng được quy hoạch, sắp xếp, đầu tư qui mơ, kết hợp hiệu quả văn hóa với du lịch; cơng tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được quan tâm, đạt kết quả.
Giáo dục - đào tạo phát triển, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu
học, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục mầm non, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc được quan tâm mạnh mẽ. Hệ thống các trường nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ sung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; đã thành lập, đưa vào hoạt động 1 trường đại học và 1 phân hiệu trường đại học, 1 trường trung cấp nghề; có thêm 419 nhóm trẻ, 62 trường mầm non, 700 lớp mẫu giáo tư thục, 10 trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập, 146 trung tâm học tập cộng đồng; 45% số trường của tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm, có bước phát triển mạnh mẽ. Việc xây dựng xã hội học tập đạt kết quả tích cực; phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dịng họ, đơn vị hiếu học phát triển mạnh, tạo điều kiện để mọi người dân có thêm cơ hội được học tập nâng cao hiểu biết, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng giáo dục - đào tạo tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật được nâng cao. Hàng năm, đào tạo mới trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Tổng số lao động qua đào tạo trên 318.000 người, chiếm 48%.
Cơng tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm, thực
địa bàn; củng cố, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị, bác sĩ cho các cơ sở khám, chữa bệnh, y tế xã. Công tác dân số, kế hoạch hố gia đình được củng cố, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,16%. Tăng cường kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm. Tuổi thọ bình qn người dân năm 2010 đạt 73,1 tuổi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 18% (năm 2005: 24,3%); 96% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại vắc xin; 92% dân số được tiếp cận dịch vụ y tế; 100% xã, phường cơ bản hoàn thành các mục tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Xã hội hoá hoạt động y tế đạt nhiều kết quả, đặc biệt đã huy động các nguồn lực cho đầu tư các bệnh viện chuyên khoa, trạm y tế xã.
Hoạt động thể dục thể thao phát triển: Cơ sở vật chất phục vụ được quan tâm;
đã qui hoạch, đầu tư và chuẩn bị đầu tư nhiều thiết chế thể dục thể thao cấp tỉnh, huyện; thể thao quần chúng được duy trì, rộng khắp. Năm 2010, đạt tỷ lệ 23% dân số luyện tập thể dục thường xuyên, 13% số hộ là gia đình thể thao. Trong 5 năm qua, Quảng Ninh có 45 vận động viên kiện tướng, 64 vận động viên cấp I.
Quan tâm giải quyết, tạo nhiều việc làm mới. Đã giải quyết việc làm cho 13,06 vạn lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 4,3%. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, nơng nghiệp: 43%; cơng nghiệp - xây dựng: 23%; dịch vụ: 34% tổng số lao động.
Huy động sức mạnh toàn xã hội để giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, nhân dân vùng khó khăn. Trong 5 năm 2006-2010, đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho bảo đảm an sinh xã hội; cho trên 63.766 lượt hộ nghèo vay vốn với trên 408 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng, các địa phương đều giảm; tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cịn 4,09%. Đã quan tâm hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, nhà dột nát. Đặc biệt, những năm cuối nhiệm kỳ đã tập trung xây dựng kiên cố 3.616 căn nhà cho hộ nghèo, về trước 2 năm so với chỉ đạo của Chính phủ (mức hỗ trợ của tỉnh cho 1 hộ gấp 2 lần mức hỗ trợ của Trung ương); hỗ trợ kiên cố 194 nhà ở cho người nghèo khu vực đô thị;
bước đầu triển khai đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp vùng đô thị; tập trung đầu tư phát triển lưới điện khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công tác thương binh liệt sĩ, người có cơng, đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, trợ giúp đối tượng chính sách được quan tâm. Tổ chức quản lý, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm cho trên 800 người nghiện ma tuý.
Tuy nhiên, trên những lĩnh vực văn hố - xã hội vẫn cịn nhiều bất cập, khó khăn: Đời sống văn hố - xã hội có mặt chưa tương xứng với phát triển kinh tế; thiếu các thiết chế văn hố lớn. Cơng tác xã hội hóa và việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao, bảo vệ chăm sóc người cao tuổi, trẻ em còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khoảng cách phát triển giữa các vùng miền còn lớn, đời sống một bộ phận dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo và một bộ phận cơng chức nhà nước cịn nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo cịn lớn. Ơ nhiễm mơi trường, cảnh quan cịn gây bức xúc, lo lắng ... Đó là những vấn đề cần quan tâm giải quyết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong thời gian tới.