Về số lượng

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

- Về trí lực

2.2.1. Về số lượng

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường phải bắt đầu từ chiến lược dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, chất lượng về nguồn nhân lực vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển của địa phương.

Về dân số:

Tổng dân số thường trú tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 31/12/2009 là 1.146.600 người, chiếm 10,1% dân số cả nước. Trong đó: dân số đơ thị có 577.000 người, chiếm 50,3%, mật độ trung bình 190 người/km2

Qua bảng 2.1 ta thấy, từ năm 2005 đến năm 2010 dân số trung bình của tỉnh Quảng Ninh có sự biến động khơng nhiều. Số tăng tuyệt đối qua 5 năm là 65.500 người, tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn (2005-2010) là 1,1%, tương đương với khoảng 11.000 người, thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước (khoảng 1,2%). Điều này cho thấy, sự biến động của NNL và sức ép về việc làm ở Quảng Ninh là không lớn so với các tỉnh khác.

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo

thành thị, nơng thơn

Đơn vị tính: Nghìn người

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nơng thơn

Nam Nữ Thành thị Nơng thôn

2005 1.096,1 557,9 538,2 530,9 565,22006 1.109,3 561,9 547,4 542,5 566,8 2006 1.109,3 561,9 547,4 542,5 566,8 2007 1.122,5 568,5 553,9 554,2 568,3 2008 1.135,1 577,9 557,2 565,8 569,2 2009 1.146,6 586,7 559,9 577,0 569,5 2010 1.161,6 596,0 565,6 604,0 557,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2009.

Về giới tính, nam giới ln chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, năm 2005 nữ chiếm 49,10% dân số, nam nhiều hơn nữ là 1.970 người, chiếm 50,90% dân số; năm 2010 nữ chiếm tỷ lệ 48,70% dân số, nam chiếm 51,3% dân số nhiều hơn nữ là 3.040 người. Như vậy, hiện tại cơ cấu dân số có chênh lệch đáng kể về giới tính và nam giới đang có xu hướng tiếp tục tăng nhanh hơn nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu do Quảng Ninh là tỉnh cơng nghiệp, có cơng nghiệp khai khống chiếm tỷ trọng cao; mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội những năm gần đây tuổi thọ bình quân của nam giới cũng đã tăng cùng với nữ giới, tỷ lệ trẻ em trai sinh ra có xu hướng tăng lên nhanh, đây là vấn đề xã hội rất cần quan tâm nếu như khơng muốn có sự chênh lệch giới tính q mức sau này.

Về khu vực, Quảng Ninh là một tỉnh cơng nghiệp, có tốc độ đơ thị hố nhanh, do vậy dân cư sống chủ yếu ở khu vực thành thị, năm 2005 tỷ lệ dân sống

ở thành thị là 48,4%, nông thôn là 51,6%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 52,0% và 48,0%, như vậy là đã có sự gia tăng tỷ lệ dân cư sống ở khu vực thành thị. Nguyên nhân là do kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát triển, thúc đẩy q trình đơ thị hố (năm 1999 tỉnh chỉ có 01 thành phố, thì năm 2010 có đến 3 thành phố) các đô thị tiếp tục được mở rộng và hình thành nên nhiều thị trấn, thị tứ, khu cơng nghiệp ... , cùng với q trình di cư ra thành thị tiếp cận các dịch vụ xã hội tiên tiến hơn của một bộ phận dân cư làm tăng dân số thành thị.

Bảng 2.2: Chỉ số phát triển dân số

Đơn vị tính: %

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nơng thơn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 101,32 101,82 100,82 102,29 100,422006 101,20 100,71 101,70 102,18 100,28 2006 101,20 100,71 101,70 102,18 100,28 2007 101,18 101,17 101,18 102,15 100,26 2008 101,12 101,65 100,59 102,09 100,15 2009 101,01 101,52 100,48 101,97 100,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

Qua bảng 2.2 cho thấy, chỉ số phát triển dân số từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm xuống: năm 2005 là 1,32% đến năm 2009 còn 1,01% và tốc độ tăng dân số ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn, tỷ lệ này năm 2005 là: thành thị 2,29%, nông thôn là 0,42% ; đến năm 2009 tỷ lệ này là: thành thị 1,97%, nông thôn là 0,05%. Qua chỉ số phát triển dân số ở bảng 2.2 cho thấy dân số khu vực thành thị tăng rất nhanh; nguyên nhân do có sự di chuyển cơ học dân số từ khu vực nơng thơn trong và ngồi tỉnh ra khu vực thành thị. Đây là xu hướng tích cực trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Quảng Ninh có xu hướng tăng. Qua bảng 2.3 cho thấy năm 2005, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số chỉ có 0,94%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 1,23%.

Bảng 2.3: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên

Đơn vị tính %

Năm Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên

2005 1,42 0,48 0,94 2006 1,44 0,44 1,00 2007 1,53 0,43 1,09 2008 1,55 0,45 1,10 2009 1,68 0,41 1,27 2010 1,64 0,41 1,23

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2009.

Bảng 2.4: Dân số chia theo nhóm tuổi năm 2009

Đơn vị tính: Người STT Nhóm tuổi Tổng số (người) Tổng số Nam Nữ 1.146.600 586.700 559.900 1 0 tuổi 20.442 10.788 9.654 2 1-4 tuổi 74.272 39.114 35.158 3 5-9 tuổi 83.858 43.361 40.497 4 10-14 tuổi 92.533 47.444 45.089 5 15-17 tuổi 66.335 34.012 32.323 6 18-19 tuổi 42.817 22.934 19.883 7 20-24 tuổi 106.834 56.945 49.889 8 25-29 tuổi 105.498 55.253 50.245 9 30-34 tuổi 91.471 46.516 44.955 10 35-39 tuổi 91.327 46.770 44.557 11 40-44 tuổi 81.224 42.199 39.025 12 45-49 tuổi 84.915 44.429 40.486 13 50-54 tuổi 64.883 32.547 32.336 14 55-59 tuổi 40.296 19.153 21.143 15 60-64 tuổi 27.597 12.527 15.070 16 65-69 tuổi 23.549 11.107 12.442 17 70-74 tuổi 19.491 9.023 10.468 18 75-79 tuổi 14.939 6.432 8.507 19 80-84 tuổi 7.838 2.928 4.910 20 85+ 6.438 1.805 4.633

Như vậy, Quảng ninh có lực lượng lao động trong tuổi chiếm tỷ lệ cao so với cả nước, thí dụ, năm 2010 lực lượng lao động là 645.000 người, chiếm 55,6 % dân số trung bình; trong đó, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất 16,56%; tiếp đến là nhóm tuổi 25-29 chiếm 16,35% (xem bảng 2.5.). Điều này cho thấy Quảng Ninh đang ở giai đoạn “dân số vàng”, đây là một lợi thế rất lớn, nếu biết khai thác để phát triển các ngành thế mạnh của Tỉnh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cịn cao cao hơn nữa

Bảng 2.5: Về quy mô lực lượng lao động

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2009 2010

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w