Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

- Về trí lực

1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

a. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Đà Nẵng

Trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Để xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ thành phố Đà Nẵng (được quan niệm là cán bộ có trình độ đào tạo từ đại học trở lên) trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bên cạnh việc nhận rõ những tiềm lực phong phú, cịn cần phải tìm hiểu những bất cập của đội ngũ này về phương diện đào tạo và trong thực tiễn sử dụng. So với yêu cầu của nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà "ở đó, tri thức khoa học đóng vai trị lực lượng sản xuất trực tiếp quan trong nhất" (GS-TS Chu Hảo) về phương diện đào tạo, nguồn nhân lực khoa học - cơng nghệ Đà Nẵng cịn khơng ít bất cập:

- Thứ nhất là thiếu đồng bộ. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, trong tổng số 23.611 người có trình độ đại học đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ cao nhất là cử nhân các chuyên ngành kinh tế (35,4%), thứ đến là cử nhân các chuyên ngành khoa học - xã hội và nhân văn (29,7%), tiếp theo là cử nhân các chuyên ngành khoa học kỹ thuật (25,6%), rồi bác sĩ - dược sĩ (6,21%) và thấp nhất là cử nhân các ngành thuỷ sản - nông nghiệp - lâm nghiệp (2,9%). Đáng chú ý các ngành thủy sản - nông nghiệp - lâm nghiệp, có 5 tiến sĩ chuyên ngành (TSCN) (chiếm 4,2% tổng số TSCN). Trong số 43 TSKH, đã có 25 người được đào tạo về các chuyên ngành khoa học - kỹ thuật (58,1%). Đây cũng mới chỉ là thống kê chung theo chuyên ngành rộng (khoa học - kỹ thuật, khoa học - xã hội và nhân văn...) chứ nếu thống kê riêng theo từng chuyên ngành hẹp thì tình trạng thiếu đồng bộ

này càng bộc lộ rõ hơn nữa, chẳng hạn trong khoa học - xã hội và nhân văn, số cử nhân luật chiếm tỷ lệ không nhỏ.

- Thứ hai là thiếu chuyên gia đầu ngành. Nếu giả định TSKH là

chun gia đầu ngành thì tồn thành phố chỉ có 43 TSKH, trong đó nhiều nhất là ở lĩnh vực khoa hoc - kỹ thuật (25), tiếp đến là khoa học - xã hội và nhân văn (9), y học (6), kinh tế (3). Như vậy, rất nhiều lĩnh vực khơng có chun gia đầu ngành, và đương nhiên khơng phải TSKH nào cũng có điều kiện phát huy đầy đủ vai trị chun gia đầu ngành của mình (nói chung nhiều cán bộ khoa học - cơng nghệ khơng có điều kiện để phát huy sở trường - tức chuyên môn sâu được đào tạo sau đại học).

- Thứ ba là thiếu các nhà khoa học trẻ. Số dưới 30 tuổi có trình độ đai

học chỉ chiếm 26,9% so với tổng số có trình độ đại học của thành phố, có trình độ thạc sĩ chỉ chiếm 3,3% so với tổng số thạc sĩ của thành phố, có trình độ tiến sĩ chun ngành chỉ chiếm 2,5% so với tổng số tiến sĩ chun ngành của thành phố và khơng ai có trình độ TSKH.

- Thứ tư là chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đào tạo đại học hiện nay

nhìn chung thấp, chưa tương xứng với bằng cấp.

Đánh giá về nguồn nhân lực KHCN của thành phố Đà Nẵng:

Sự phân bố nguồn nhân lực KHCN đang thiếu cân đối so với cơ cấu kinh tế của thành phố. Thiếu lao động có trình độ cao cả về lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, quản lý kinh doanh. Thiếu những chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chun gia về cơng nghệ.

Khơng ít cán bộ có trình độ đại học đang được bố trí làm việc những cơng việc khơng đúng với chun ngành được đào tạo nên không phát huy được chuyên môn, nhiều cán bộ có trình độ trên đại học đang bố trí làm cán bộ quản lý ngành hoặc được sử dụng vào những công việc không cần đến chuyên môn sâu của họ dẫn đến lãng phí chất xám.

Do thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - cơng nghệ nên có sự lão hố trong đội ngũ nhân lực, vì vậy tình trạng hụt hẫng về cán bộ kế cận đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Số khá đông cán bộ khoa học - công nghệ hụt hẫng về kiến thức và năng lực thực hành do không được cập nhật thường xuyên kiến thức, thông tin khoa học, công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý kinh tế. Đặc biệt là hẫng hụt về năng lực triển khai cơng nghệ, mức độ thích nghi và cải tiến, tiến tới sáng tạo cơng nghệ mới có hiệu quả, hạn chế về khả năng tư vấn cho doanh nghiệp về lực chọn công nghệ mới.

Do không thể sống bằng lương nên phần lớn phải xoay sở mọi cách để tăng thu nhập, khơng có thời gian, vật chất tập trung nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn, học tập. Điều này thực sự là một sự lãng phí chất xám trên diện rộng.

Đại đa số cán bộ khoa học - công nghệ được đào tạo trong hệ thống nhà trường thời chế độ bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, một số đào tạo hệ tại chức và nói chung là chưa được đào tạo bài bản, có hệ thống. Việc đào tạo cán bộ quản lý chưa được chú trọng, nhất là trong lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý chính sách cơng. Điều này dẫn đến cán bộ lúng túng khi chuyển đổi cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những nguyên nhân:

Do trong nhiều năm, thành phố chưa được quan tâm đến chính sách sử dụng nguồn nhân lực KHCN một cách hợp lý. Việc tổ chức nghiên cứu, triển khai vấn đề này của các cấp, các ngành còn hạn chế và chưa đáp ứng phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và nguồn nhân lực nói riêng.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trung ương, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn thành phố về cơng tác đào tạo.

Chưa có chính sách đồng bộ để gắn kết khoa học - công nghệ với đào tạo và sản xuất kinh doanh, thiếu sự liên kết nghiên cứu triển khai, sản xuất nên tác động của tri thức khoa học đối với phát triển xã hội còn hạn chế.

Chưa tạo được ra cơ cấu đội ngũ tri thức đồng bộ, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tuy đã có những đổi mới nhưng vẫn cịn mang dấu ấn của lối quản lý hành chính, bao cấp. Đội ngũ cán bộ khoa học - cơng nghệ thành phố thiếu tính liên kết cộng đồng, chưa được quy tụ và đãi ngộ thích đáng để tạo động lực phát triển khoa học - công nghệ

Do đào tạo tràn lan, thiếu quy hoạch, nhất là ở bậc đại học nên có ngành đào tạo quá dư thừa, có ngành cần thiết cho phát triển kinh tế thì lại rất thiếu dẫn đến tình trạng khó bố trí nhân lực, thiếu tính ổn định, thiếu trong thừa nguồn nhân lực.

d. Một số giải pháp của thành phố Đà Nẵng:

Trước những bất cập về nguồn nhân lực cao của thành phố, Đà Nẵng đã triển khai và thực hiện một số giải pháp sau:

Tiến hành điều tra, khảo sát lại thực lực của đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên trên địa bàn, đối chiếu với cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố để tìm ra những bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ này. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức theo mục tiêu cụ thể.

Tăng đầu tư cho hoạt động khoa học - công nghệ đồng thời hình thành cơ chế khuyến khích phù hợp nhằm đa dạng hố các nguồn vốn cho khoa học -cơng nghệ và coi đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tạo môi trường thông tin thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến khích nhân tài phát huy năng lực, trí tuệ. Đà Nẵng đã bước đầu lập ngân hàng dữ liệu về các mặt kinh tế, xã hội của thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp khai thác các kết quả nghiên cứu và thông tin về khoa học, công nghệ cần thiết, mới.

Trên cơ sở định hướng phát triển khoa học - công nghệ của thành phố đến năm 2015, thành phố đang khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực khoa học - cơng nghệ có hàm lượng trí tuệ cao như: Cơng nghệ thơng tin, sinh học, khoa học ứng dụng...

Thành phố đã đổi mới phương thức đào tạo ở trường học và các trường trung học, dạy nghề, gắn đào tạo với thực tiễn lao động, sản xuất, kinh doanh, đa dạng hố các hình thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực nói chung. Rà sốt, cân đối lại cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực.

Tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách thu hút nguồn nhân lực. Đổi mới cơ chế thu hút sinh viên khá giỏi về làm việc tại Đà Nẵng. Tiếp tục nâng cao mức hỗ trợ, đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ nhân lực trình độ cao.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w