Phát triển giáo dục phổ thông đảm bảo công bằng để làm cơ sở cho việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

- Dân số trung bình 1.096 1.161 1.270 1.394 Dân số hoạt động kinh tế626,35645,4571

3.2.2.2. Phát triển giáo dục phổ thông đảm bảo công bằng để làm cơ sở cho việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng

sở cho việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng

- Đối với giáo dục mầm non:

Tiếp tục nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục dục mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng

xây dựng nơng thơn mới; đa dạng hóa các phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu: Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi trong các cơ sở GDMN từ 12% năm 2010 xuống dưới 10% vào năm 2015; Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm có 98% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ngày vào năm 2015, 100% vào năm 2020. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, nâng tỉ lệ đạt chuẩn trẻ 5 tuổi lên 90% năm 2015, 100% trẻ em 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số của tỉnh được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

- Đối với giáo dục phổ thông:

+ Giáo dục tiểu học: nâng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày từ 54% năm 2010 lên 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020; Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình từ 96% năm 2010 lên 98,5% năm 2015. Tỷ lệ học sinh giỏi từ 40% năm 2010 lên 50% năm 2015, 100% học sinh được giáo dục kĩ năng sống và biết ứng dụng trong thực tiễn. Đến năm 2015 có ít nhất 90% học sinh tiểu học được học ngoại ngữ theo chương trình mới từ lớp 3, nâng tỷ lệ này lên 100% vào năm 2020; quan tâm giáo dục thể chất, hạn chế bệnh học đường.

+ Giáo dục trung học: Học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới, đến năm 2015 có ít nhất 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngơn ngữ, đa văn hóa. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 45% trở lên, đạt 55% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020; phấn đấu hằng năm có ít nhất 3 trường trung học phổ thơng nằm trong tốp 200 trường có điểm bình qn thi tuyển sinh đại học cao nhất cả nước. Chất lượng giáo dục học sinh năng khiếu của trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long tiếp cận và ngang bằng với

các tỉnh duyên hải, đồng bằng Bắc bộ, 70% học sinh dự thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, trong đó bình qn 2 giải nhất/năm, phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 có ít nhất 01 học sinh được giải quốc tế.

- Thực hiện tốt việc phân luồng giáo dục, đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học

Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, mọi người dân về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh về vị trí, vai trị đóng góp của nhân lực đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất có tay nghề, kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức xã hội, thay đổi quan điểm, hành động và tâm lý xã hội trong việc lực chọn nghề nghiệp đảm bảo nhân lực Quảng Ninh phát triển hài hòa, cân đối, đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

Đổi mới nội dung, phương pháp tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, định hướng cho học sinh nhận thức đúng đắn, đầy đủ khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình ..., góp phần trong việc phân luồng học sinh ngay khi còn học ở các bậc phổ thơng, phấn đấu hàng năm có 70% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung học phổ thông, 20-30% học Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn; có 20-25% học sinh độ tuổi từ 18-21 có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc nghề dài hạn.

Cần chú trọng hơn nữa đến việc chuẩn bị phân luồng sớm cho học sinh THCS. Thông qua hoạt động Hướng nghiệp và các môn học liên quan ở tất cả các khối lớp thuộc THCS như Đạo đức - Giáo dục công dân, Công nghệ…, các trường THCS phải xây dựng kế hoạch giáo dục về tình cảm, nhận thức, năng lực tiếp cận vấn đề từ sớm để học sinh chủ động cao hơn khi quyết định lựa chọn luồng học tiếp sau khi tốt nghiệp THCS.

Tăng cường việc xác định và kiên quyết thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh theo từng luồng sau Trung học cơ sở, kết hợp với việc đánh giá chính xác đầu vào để phân luồng học sinh một cách cơng khai và tích cực hơn. Hệ thống

trường Trung học phổ thông cần chuyển mạnh mục tiêu từ phát triển theo số lượng sang đầu tư vào chất lượng đào tạo. Các hoạt động giảng dạy, học tập, đánh giá, thi cử... cần được tăng cường quản lý hơn nữa.

Các cơ sở có đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề cần hướng mạnh sang thực hiện các chương trình đào tạo dành cho đối tượng tuyển từ học sinh tốt nghiệp THCS. Đây cũng là một xu hướng tất yếu trong tình hình số lượng trường Đại học, Cao đẳng và Cao đẳng nghề đang tăng rất nhanh, số học sinh tốt nghiệp THPT sẽ chủ yếu hướng vào các chương trình đào tạo chính qui hoặc vừa học vừa làm của hệ Đại học, Cao đẳng hoặc Cao đẳng nghề ngay trong năm tốt nghiệp hoặc chờ đợi để thi vào trong các năm tiếp sau.

Xây dựng và mở rộng những hình thức liên kết chặt chẽ giữa các Cơ sở đào tạo với các Doanh nghiệp để tiến hành đào tạo theo hợp đồng trọn gói hoặc đỡ đầu đào tạo; phối hợp cung ứng nhân lực với đào tạo nhân lực; phát triển các hình thức trường lớp đào tạo tại Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w