Phát triển hệ thống trường đào tạo và điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 100)

- Dân số trung bình 1.096 1.161 1.270 1.394 Dân số hoạt động kinh tế626,35645,4571

3.2.2.3. Phát triển hệ thống trường đào tạo và điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu

chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh theo hướng tăng đào tạo công nhân kỹ thuất, giảm tỷ trọng đào tạo đại học

- Xây dựng và phát triển hệ thống các trường đào tạo

Rà soát, sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh từ bậc đại học, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục mầm non, đảm bảo hài hoà cả về cơ cấu, trình độ đào tạo, làm cơ sở cho việc ban hành cơ chế chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.

Ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thơng qua các chương trình, dự án của Quy hoạch này và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách cho tất cả các trường (không kể công lập hay dân lập) đào tạo những ngành nghề tỉnh có nhu cầu cao, kinh

phí đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp đồng thời tăng cường quản lý trong các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tiếp tục khuyến khích và ưu tiên quỹ đất cho phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo theo đúng định hướng, quy hoạch đã đề ra, tiếp tục tăng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục và đào tạo, từng bước thí điểm hỗ trợ ngân sách tỉnh cho hoạt động đào tạo của các cơ sở ngồi cơng lập theo kết quả đào tạo của các trường, đặt hàng đào tạo ...

Bên cạnh việc hỗ trợ các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất (hỗ trợ về kinh phí, cơ chế, chính sách ...), cần tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở này cũng như cá nhân các giáo viên, giảng viên không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ chun mơn để cải thiện chất lượng đào tạo.

- Xác định cơ cấu đào tạo cho phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Xuất phát từ thực tế nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh vừa thiếu cả đội ngũ chuyên gia đầu ngành vừa thiếu cả lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề, và mất cân đối trong cơ cấu trình độ lao động của lực lượng lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp của Tỉnh. Do vậy cần phải xây dựng một tỷ lệ thích hợp giữa lao động có trình độ đại học, cao đẳng với trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, tỷ lệ thích hợp giữa khoa học tự nhiên - kỹ thuật công nghệ với khoa học xã hội - nhân văn. Mặt khác, cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp gắn với thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi trong nội bộ từng nhóm ngành phải có sự chuyển dịch sâu, trong đó:

Nhóm ngành nơng lâm ngư nghiệp: Tập trung hồn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ (giao thông, cung cấp điện, trường học, trạm y tế, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý rác và các nghĩa trang...); chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân; đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển ngành nghề theo thế mạnh từng địa phương, quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nơng thơn mới.

Nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng cần phát triển đúng quy hoạch và đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao, như: cơng nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ tự động hóa, cơng nghệ vật liệu mới.

Nhóm ngành dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, kinh tế cửa khẩu, du lịch, vận tải biển và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng cơng nghệ cao; có chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ vừa là động lực, vừa là đầu vào của các ngành khác là giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w