động 736,9 835,1 862,4 871,0 + Có hoạt động kinh tế: 535,6 626 638,6 645 Có việc làm 511,6 605,3 614,7 625,7 % 95,51 96,69 96,2 97,0 Khơng có việc làm 24 20,7 23,9 19,3 % 4,4 3,3 3,8 2,9
+ Không hoạt động kinh tế: 201,2 211,5 223,7 225,6
Đi học 87,6 86,27 87,84 91,5
Qua bảng trên cho thấy, số lao động có việc làm ở Quảng Ninh có chiều hướng tăng lên hàng năm và số lao động khơng có việc làm giảm dần từ 4,4% năm 2000 xuống còn 2,9% năm 2010. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh QN, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 7,4% năm 2001 xuống còn 4,7% năm 2008. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước (từ 80% năm 2005 lên 85% năm 2010).
Bảng 2.12: Trạng thái việc làm của NNL chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2009 2010
Lao động có việc làm 1.000 người 511,7 605,3 614,76 625,7 - Nơng, lâm nghiệp và thủy sản 1.000 người 304,7 303 301,23 300,34
Tỷ trọng % 59,54 50,07 49 48
- Công nghiệp, xây dựng 1.000 người 90,78 137,65 139,55 144,54
Tỷ trọng % 17,74 22,74 22,7 23,1
- Dịch vụ 1.000 người 116,3 164,65 173,98 180,83
Tỷ trọng % 22,72 27,19 28,3 28,9
Nguồn: ĐTLĐVL và Cục Thống kê QN.
Năm 2010, tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh là 625.700 người, lao động được phân bổ trong 3 nhóm ngành kinh tế là: Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản là 300.340 người; công nghiệp, xây dựng là 144.540 người và dịch vụ là 180.830 người. So với năm 2005, quy mơ, cơ cấu lao động đang làm việc có sự biến đổi:
Tổng số lao động tăng 3,37%, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,674%, thấp hơn tốc độ tăng dân số và tương đương tốc độ tăng lực lượng lao động (0,606%) nhưng chậm hơn tốc độ tăng tương ứng là 6% của chu kỳ 5 năm trước (2001-2005), lý do là quy mô kinh tế cũng như quy mô sử dụng lao động tương ứng của tỉnh đã ở mức khá lớn, do vậy, tốc độ tăng không thể liên tục với tốc độ cao như thời kỳ trước, hơn nữa do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế dẫn đến giảm chỗ làm việc.
Lao động trong các nhóm ngành kinh tế: Nhóm nơng - lâm - ngư nghiệp giảm 2,07%, bình quân mỗi năm giảm 0,414%; nhóm cơng nghiệp -
xây dựng tăng 0,36%, bình qn mỗi năm tăng 0,072%; nhóm dịch vụ tăng 0,6%, bình qn mỗi năm tăng 0,12%. Sự chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành diễn ra chậm hơn giai đoạn 5 năm trước.
+ Sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 6,7%/năm; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mơ trang trại, mang tính hàng hố; đẩy mạnh khai thác, ni trồng thủy sản; phát triển lâm nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Mặc dù ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, nhưng quy mô lao động của ngành vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (48%) tổng số, do người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn; mặt khác, do ngành thuỷ sản phát triển nhiều mơ hình ni trồng thủy hải sản đã thu hút lượng lớn lao động của các vùng ven biển, hồ đầm.
+ Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng cao và ổn định. Tổng giá trị sản xuất ước tăng bình qn 15,8%/năm. Các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh được đầu tư lớn, hiện đại. Quy mô lao động của ngành chiếm tỷ trọng 23,1% tổng số, đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường nghề, trường chuyên nghiệp; tuy nhiên thực hiện chủ trương giảm tỷ trọng công nghiệp khai khống, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế tạo, chế biến nên hút đông nhân lực không cao, chỉ tăng hơn so với 5 năm trước 0,36%.
+ Ngành xây dựng: Sự hình thành trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng (các nhà máy xi măng Cẩm Phả, Thăng Long, Hạ Long, các nhà máy sản xuất gạch, ngói chất lượng cao, cùng với tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng đô thị,... đã thu hút một lượng lớn nhân lực. Tuy nhiên, chủ yếu là lực lượng lao động nhập cư từ các tỉnh khác.
+ Do sự phát triển đa dạng của một số ngành kinh tế dịch vụ, như: Ngành Thương nghiệp, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, … có quy mơ
nhân lực tăng dần hằng năm, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng số. Đáng chú ý là ngành tài chính, tín dụng, ngành địi hỏi nhân lực chất lượng khá cao cũng nằm trong nhóm này.
- Trạng thái việc làm tính theo thành phần kinh tế của Quảng Ninh trong những năm qua diễn biến như sau: Số việc làm trong kinh tế nhà nước gần như khơng có sự thay đổi, số việc làm trong kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng lên. Đây là xu hướng tích cực, phù hợp với chủ trương chung của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay (xem bảng 2.13 dưới đây).
Bảng 2.13: Trạng thái việc làm của nguồn nhân lực chia
theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2009 2010
Lao động có việc làm 1.000 người 511,7 605,3 614,76 625,7 - Kinh tế Nhà nước 1.000 người 110,1 154,5 152,7 153,5
Tỷ trọng % 21,52 25,52 24,84 24,53