Bài học kinh nghiệm rút ra đối với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)

- Về trí lực

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Ninh

nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh

Từ thực tiễn phát triển NNL của thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Lạng Sơn là những bài học kinh nghiệm cần thiết để Quảng Ninh có thể nghiên cứu, vận dụng và phát triển NNL cho CNH, HĐH ở địa phương, nhất là việc đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và nâng cao chất lượng NNL đối với thanh niên DTTS...

- Cần thực hiện tốt chương trình quốc gia về Dân số - Kế hoạch hố gia đình, phân bố và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực giữa các vùng, miền trong Tỉnh;

- Cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn lao động cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Điều chỉnh cơ cấu NNL theo ngành gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản để nâng cao giá trị hàng hố và thu hút lao động từ khu vực nơng nghiệp; khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ nông thôn để dịch chuyển dần lao động thuần nông. Sử dụng tốt lực lượng lao động tại chỗ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giãn dân và tiếp nhận lao động từ ngoài tỉnh theo các dự án kinh tế.

- Phải coi phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở nền tảng của phát triển nguồn nhân lực. Coi trọng giáo dục từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề cho người lao động. Phải gắn đào tạo với sử dụng; hàng năm các cơ sở dạy nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo lao động theo nhu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả lao động được đào tạo... - Tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung củng cố và hiện đại hoá cơ sở vật chất các trường dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học và phân hiệu trường đại học hiện có. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất để mở thêm các cơ sở của các trường đại học có uy tín tại tỉnh.

- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục, coi trọng thu hút đầu tư đào tạo nghề. Có chính sách phù hợp thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao về cơng tác trên địa bàn tỉnh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w