- Dân số trung bình 1.096 1.161 1.270 1.394 Dân số hoạt động kinh tế626,35645,4571
3.2.2.8. Gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với nâng cao và khắc phục từng bước chênh lệch về mức sống của
cao và khắc phục từng bước chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng trong Tỉnh
Để gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với nâng cao và khắc phục từng bước chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng trong tỉnh, thời gian tới Tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng lao động là người nghèo, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngồi, chính sách hỗ trợ đào tạo lao động. Có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm nhằm hỗ trợ những người lao động, người yếu thế trong xã hội.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực, trình độ tham gia hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ người lao động vay vốn để thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục triển khai các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về lao động, bảo hiểm tại các doanh nghiệp, tuyên truyền, thơng tin cho
người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và hướng dẫn người lao động sử dụng các công cụ xã hội - pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Chú ý đầu tư thích đáng cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng này, từng bước khắc phục tình trạng "bất cơng tự nhiên" và bất cơng do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tỉnh và đất nước. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện mỗi cơ quan, giúp đỡ một xã khó khăn để hỗ trợ cho những những xã đó vươn lên thoát nghèo.
KẾT LUẬN
Để Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp theo hướng hiện đại địi hỏi phải xây dựng, phát triển một nguồn nhân lực có chất lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH đất nước hiện nay.
Phát triển một nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng là yếu tố quyết định sự thành cơng cho q trình phát triển kinh tế - xã hội, cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nhất là trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO thì điều đó càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt và hết sức cấp thiết. Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NNL: khái niệm NNL, những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng NNL, những yêu cầu chủ yếu về NNL cho CNH, HĐH để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn và tìm giải pháp phát triển NNL ở Quảng Ninh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL cho phát triển kinh tế - xã hội ở các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh Lạng Sơn là những tỉnh, thành phố có nét tương đồng với Quảng Ninh, để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển NNL ở Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng NNL ở Quảng Ninh hiện nay trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL, làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình xây dựng và sử dụng NNL, đồng thời đã phân tích rõ ngun nhân của tình hình, nêu lên những vấn đề đặt ra trong việc phát triển NNL ở Quảng Ninh: Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện trong phát triển kinh tế - xã hội, có nguồn nhân lực trẻ và có số lượng tăng nhanh qua các năm do nhập cư lao động từ tỉnh ngồi, vì vậy gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động. Lao động tăng nhanh kéo theo những bức xúc về vấn đề xã hội… Hệ thống giáo dục - đào tạo của Quảng Ninh phát triển chưa đồng bộ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, dân số phân tán trên địa bàn rộng, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cịn thiếu và nghèo nàn. Tình hình đó dẫn đến số lượng, chất lượng NNL của Quảng Ninh còn thiếu đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu để khai thác những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. - Trên cơ sở những phân tích về lý luận cơ bản và thực trạng NNL, định hướng CNH, HĐH của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, luận văn đã đề xuất những quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển NNL cho phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của Quảng Ninh.
Thực hiện một cách đồng bộ những giải pháp trên đây sẽ dần dần phát triển được NNL có số lượng và chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh./.