- Về trí lực
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đơng bắc của Tổ quốc. Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ 106026’ đến 108031’3’’ kinh độ đông. Bề ngang từ đông sang tây, khoảng dài nhất là 195km; bề dọc từ bắc xuống nam, khoảng dài nhất là 102km. Quảng Ninh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng: Phía đơng tiếp giáp với tỉnh Quảng tây Trung Quốc, có đường biên giới trên đất liền dài 132,8 km, phía nam giáp với Vịnh Bắc Bộ, có bờ biển dài 250 km, tây giáp thành phố Hải Phòng, Bắc giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.090 km2, dân số trung bình năm 2009 có 1.081.363 người, trong đó dân tộc kinh chiếm 89,9%, dân tộc ít người chiếm 10,1%. So với cả nước, diện tích tự nhiên bằng 1,8%, dân số bằng 1,3%. Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, gồm 03 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, ng Bí), 01 thị xã (Cẩm Phả) và 10 huyện với 186 phường, xã, thị trấn. Quảng Ninh cách thủ đơ Hà Nội 160 km về phía tây theo quốc lộ 18A.
- Khí hậu:
Khí hậu Quảng Ninh vừa mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cơ Tơ và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Đồng thời do ảnh hưởng bởi hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á nên khí hậu bị phân hố thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đơng lạnh với mùa khô.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 200C-250C, biên độ nhiệt trong năm là 12-13 ở miền Đông và từ 11-12 độ ở miền Tây.
Chế độ mưa ở Quảng Ninh khá điển hình. Số ngày mưa trung bình nhiều năm trong tỉnh thường từ 90-170 ngày. Nơi ít ngày mưa nhất của tỉnh là ở vùng đồng bằng n Hưng-Đơng Triều có số ngày mưa khơng tới 100 ngày/năm. Đây cũng là nơi ít ngày mưa nhất của đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng có nơi số ngày mưa rất nhiều như ở Móng Cái-Tiên Yên, trên 160 ngày/năm. Vùng núi cánh cung Quảng Nam Châu-Yên Tử và ngoại vi có mưa trên 120 ngày/năm. Diênc biến mưa hàng năm có hai cực trị vào tháng 3 và tháng 8. Tháng 8 là tháng có nhiều ngày mưa lớn, tháng 3 có nhiều ngày mưa nhưng lượng mưa nhỏ.
Độ ẩm bình qn hàng năm ở Quảng Ninh đạt 83% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 86-87%, thời điểm thấp nhất (tháng 1,2,3) cũng vào khoảng 80%. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10 bầu trời, cuối mùa đơng lên tới 8-9/10 bầu trời) và tương đối nắng (số giờ nắng trung bình của Quảng Ninh là 1600-1800 giờ).
Là tỉnh ven biển, địa hình khá phức tạp nên cơ chế gió khơng thuần nhất. Ngồi đảo khơi và những nơi địa hình ít bị ảnh hưởng thì cơ chế gió phản ánh khá rõ điều kiện hoàn lưu. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng gió có tần suất nhiều nhất là hướng đông bắc hoặc bắc và tây bắc. Từ tháng 5 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là nam, đơng nam hoặc tây nam. Ở đảo khơi, gió rất lớn, tốc độ trung bình năm là 5m/s, ít khi lặng gió (<30%), cũng có lúc tốc độ gió lên tới 40m/s. Vùng cánh cung Quảng Nam Châu-Yên Tử, tốc độ gió trung bình <2m/s, tần suất gió lặng đến 40%, tốc độ gió lớn nhất chỉ <20m/s. Nhìn chung tốc độ gió giảm dần từ biển vào lục địa. Sự giảm thấp tốc độ gió ở phía tây dãy Châu-n Tử là do hướng núi này chắn gió. Trong vùng thấp dun hải thì tốc độ gió ở Cửa Ơng, Hịn Gai lớn hơn ở Móng Cái, Tiên
n. Nét nổi bật của khí hậu Quảng Ninh là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Đặc điểm địa hình:
Địa hình, địa mạo Quảng Ninh rất phong phú, đa dạng, là hình ảnh thu nhỏ đặc trưng của địa hình, địa mạo Việt Nam.
Tính đa dạng của địa hình, địa mạo là tiền đề cho việc phát triển một nền kinh tế nhiều ngành: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Đối với địa hình miền núi: Các kiểu địa hình núi có độ cao tuyệt đối lớn hơn 500 mét, độ phân cắt sâu lớn hơn 200 m/km2, độ dốc trung bình lớn hơn 250, độ chia cắt ngang lớn hơn 1,5 km/km2; trong đó các q trình địa mạo động lực hiện đại đang diễn ra khá mạnh mẽ như động đất, trượt lở các sườn núi, quá trình xâm thực rửa trơi cũng hoạt động tích cực, do đó việc khai thác lãnh thổ vào mục đích kinh tế có nhiều khó khăn.
Việc khai thác các địa hình thung lũng-máng trũng và địa hình đồi cũng khơng mấy thuận lợi. Các kiểu địa hình này có độ cao tuyệt đối 100-400 mét, độ chia cắt sâu tới 150 m/km2, độ chia cắt ngang 1-1,5 km/km2, độ dốc sườn 150 đến 200. Quá trình địa động lực nội sinh có xu thế nâng lên chậm. Q trình ngoại sinh chủ yếu là quá trình rửa trơi bề mặt. Một trong những khó khăn trong việc sử dụng địa hình vùng này vào mục đích kinh tế là vấn đề thuỷ lợi. Địa hình đồi chia cắt mạnh khơng thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước. Do đó trong điều kiện kỹ thuật hiện đại, để khai thác hợp lý địa hình vùng này là áp dụng các mơ hình kinh tế-sinh thái, theo hình thức lâm-nơng kết hợp với các kiểu trang trại chun mơn hố khác nhau, trong đó cây ăn quả, cây lấy gỗ chống lị cần được chú ý. Bên cạnh việc trồng các loại cây cơng nghiệp, cây đặc sản phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, vùng địa hình đồi có thể chăn thả đại gia súc...
- Đối với địa hình đồng bằng và bãi biển: Là đối tượng khai thác quan trọng vào mục đích kinh tế của lãnh thổ, các nhóm kiểu đồng bằng cao dưới 15
m, chia cắt sâu nhỏ hơn 10 m/km2, chia cắt ngang 1-1,5km/km2 độ dốc nhỏ hơn 80, phổ biến nhỏ hơn 30, nói chung thuận lợi cho việc khai thác nơng nghiệp.
- Đối với địa hình vùng biển: Quảng Ninh có vị trí quan trọng đối với việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Đối với địa hình đảo: Nhờ cấu trúc các đảo và hệ thống đảo, vùng biển Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiến hành khai thác thuỷ sản. Hệ thống đảo ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là hậu cứ rất an toàn của tàu, thuyền neo đậu trong mùa mưa bão.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngồi nước, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với đặc điểm khá phức tạp của địa hình, nhất là địa hình miền núi, hải đảo cũng là trở ngại và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như phát triển nguồn nhân lực nói riêng của tỉnh trong thời gian tới.