Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)

- Về trí lực

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc Đông Bắc Bộ với Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521ha, có diện tích rừng là 277.394 ha chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên chiếm tỷ lệ cao. Lạng Sơn dân số trên 733.100 người, có hơn 30 dân tộc khác nhau sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng 43,86%, dân tộc Tày 35,92% dân tộc Kinh 15,27% dân tộc Dao 3,54% và các dân tộc khác 1,41%. Lực lượng lao động của Lạng Sơn khá dồi dào, số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 53% tổng dân số. Năm 2007 tồn tỉnh có 410.310 lao động trong độ tuổi, đa số là lao động trẻ, khoẻ, đây là nguồn nhân lực lớn cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng số lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 33,49% trong tổng số lao động, trong đó số lao động có trình độ sơ cấp có chứng chỉ nghề là 3,82%, công nhân kỹ thuật 17,62%; trung học chuyên nghiệp 7,83; cao đẳng và đại học trở lên 4,22%. Hàng năm tỉnh có khoảng 15.000 học sinh tốt nghiệp phổ thơng cơ sở, trong đó tỷ lệ thu hút vào trung học phổ thông khoảng 70%. Nếu cộng cả số thanh niên không đỗ tốt nghiệp THPT và thi trượt vào các trường ĐH-CĐ, thì

mỗi năm lực lượng lao động chưa qua đào tạo được bổ sung trên 10.000 người. Đó là cản trở lớn trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh.

Nhận thức được điều đó tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay tỉnh có trường Trung cấp dạy nghề Việt - Đức với quy mô 1.200 học sinh và 11 cơ sở dạy nghề, trong đó 4/11 huyện, thành phố có Trung tâm dạy nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. Lạng Sơn đã và đang dạy nghề cho 4000 lao động. Tính đến nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 22%. Tỉnh cũng đang triển khai Đề án dạy nghề cho thanh niên giai đoạn 2006-2010, Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 và tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2006 - 2020. Thực hiện phân luồng học sinh THCS và THPT tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng cho thị trường lao động. Trên cơ sở thực hiện quan điểm nhà trường, gia đình, xã hội và doanh nghiệp cùng tham gia hướng nghiệp. Thực hiện việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp lớn, nhận đào tạo và cung ứng lao động có chất lượng cho họ. Chú trọng dạy nghề cho nông dân, học sinh dân tộc. Thực hiện tốt chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc nội trú.

Một phần của tài liệu Th s kinh te xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w