6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Trụ sở chính Vietcombank
+ Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố tác động trực tiếp tới hành vi rời bỏ
khách hàng quyết định lựa lựa chọn ngân hàng mới nên Vietcombank cần tăng cường hoàn thiện, cải tiến cơng nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Vietcombank cần tăng cường đưa ra các các sản phẩm linh hoạt phù hợp với từng nhóm nhỏ đối tượng khách hàng trên thị trường. Vietcombank cần nghiên cứu các gói sản phẩm phục vụ tồn diện các nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm và phù hợp trong suốt thời gian khách hàng giao dịch với ngân hàng kể từ khi khách hàng còn trẻ tuổi và thu nhập thấp tới khi khách hàng lớn tuổi hơn và thu nhập cao hơn.
+ Khu vực TP.HCM với đặc thù là khu vực có dân số lớn, có số lượng cơng ty và lực lượng lao động đông đúc. Theo kết quả nghiên cứu thì Giá cả, Chi phí chuyển đổi, Chuyển đổi không tự nguyện là các yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi chuyển đổi ngân hàng và lựa chọn khác hàng mới. Vì vậy Vietcombank cần xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho các khách hàng doanh nghiệp với các điều kiện phù hợp, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận một lượng rất lớn khách hàng tiềm năng là các nhân viên, công nhân của các doanh nghiệp mà Vietcombank đang giao dịch. Ngoài ra Vietcombank cần giao quyền nhiều hơn cho các chi nhánh lớn, hoạt động hiệu quả, quản lý rủi ro tốt để các chi nhánh chủ động hơn trong việc áp dụng chính sách đối với những trường hợp khách hàng đặc biệt cần xử lý nhanh và linh hoạt.
+ Để nâng cao dịch vụ ngân hàng thì thái độ làm việc của nhân viên là một yếu
tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, bên cạnh việc quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh đối với các chi nhánh thơng qua mệnh lệnh, Trụ sở chính nên tiếp tục xây dựng các cơ chế động lực khuyến khích các chi nhánh tăng cường phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Cơ chế động lực phải được xây dựng đủ mạnh, hướng đến lợi ích cụ thể của từng nhân viên bán sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh cơ chế chung, nghiên cứu các cơ chế động lực đặc thù cho từng chi nhánh, từng khu vực có thế mạnh và có tiềm năng trong phát triển khách hàng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước, Chính phủ
+ Triển khai nhiều gói tín dụng lãi suất thấp để hỗ trợ khách hàng cá nhân và
kinh doanh nhỏ, qua đó giúp những khách hàng này giảm được gánh nặng chi phí trong cuộc sống. Tạo điều kiên thuận lợi để các ngân hàng tập trung kinh doanh tốt, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và phát triển kinh tế đất nước. Giảm bớt tần suất thanh tra tại các ngân hàng, giảm các chế tài đối với những vi phạm ở mức độ thấp, hoàn thiện lại các quy định, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành ngân hàng hiện tại cũng như đặc điểm của khách hàng ngày nay.
+ Hồn thiện và đa dạng hóa nguồn thơng tin CIC cung cấp cho các ngân hàng để thị trường khách hàng minh bạch hơn, các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng của mình cũng như hạn chế rủi ro cho nền kinh tế. Đồng thời việc đa dạng hóa giúp nhà nước thu được nhiều phí đóng góp cho ngân sách và cũng là tiền để để giảm phí cho các ngân hàng khi sử dụng nhiều dịch vụ của Nhà nước.