CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nghiên cứu định lượng
2.3.1. Cách chọn mẫu nghiên cứu
Để thực hiện việc phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ logistics trong quy trình phân phối sản phẩn bia đến các đại lý tại khu vực TP.HCM của SABECO, ngoài sử dụng dữ liệu thứ cấp của cơng ty, tác giả cịn sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp thảo luận tay đôi với các chủ nhà phân phối và chủ đại lý cấp 2, đại lý cấp 3 làm việc trực tiếp với nhà phân phối mà không qua đại lý cấp 2 trên địa bàn TP.HCM.
Từ kết quả thảo luận đó, tác giả kết hợp các lý thuyết về chất lượng dịch vụ logistics và những kinh nghiệm của tác giả để tiến hành xây dựng bảng khảo sát đại trà dùng cho nghiên cứu định lượng.
Thang đo Likert 5 cấp độ được tác giả dùng cho tất cả các câu hỏi trong bảng khảo sát đại trà (tham khảo Phụ lục 3: Câu hỏi phỏng vấn định lượng).
Để sử dụng phân tích EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu là vấn đề phức tạp. Thông thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số biến đo lường đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên.
Áp dụng vào luận văn, tác giả sử dụng tỷ lệ quan sát là 5 với 32 biến đo lường, vậy tỉ lệ là 5:32, kích thước mẫu là 5*32=160. Vì vậy, chúng ta cần mẫu tối thiểu là 160, để dự phịng các khảo sát khơng hợp lệ, tác giả sử dụng 200 mẫu cho quá trình khảo sát định lượng.
2.3.2. Cách thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến 200 chủ đại lý cấp 2, đại lý cấp 3 trực tiếp làm việc với nhà phân phối mà không qua đại lý cấp 2 ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM thông qua website http://docs.google.com. Nghiên cứu này
thực hiện tháng 10/2019.
Tác giả nhận về 187 phản hồi, trong đó 07 mẫu trả lời khơng hợp lệ (câu trả lời giống nhau ở tất cả các câu hỏi). Tổng số kết quả khảo sát sử dụng đưa phân tích dữ liệu 180 mẫu.
2.3.3. Tổng hợp dữ liệu
Với các số liệu thu được tác giả xử lý bằng chương trình SPSS 20.0, Excel 2010 để thống kê mô tả và tổng hợp kết quả khảo sát, thực hiện Cronbach Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. (Mục 3.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát sẽ trình bày rõ hơn về phân tích dữ liệu).
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Ở Chương 2 tác giả xác định lại các yếu tố trong thang đo và hiệu chỉnh thang đo phù hợp với hoạt động logistics trong quy trình phân phối bia đến các đại lý của SABECO, từ đó thu thập, tổng hợp dữ liệu khảo sát thơng qua quy trình nghiên cứu: Xây dựng thang đo sơ bộ, phỏng vấn trực tiếp, điều chỉnh thang đo, chọn mẫu nghiên cứu, khảo sát đại trà để thu thập dữ liệu và tổng hợp dữ liệu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BIA ĐẾN CÁC ĐẠI LÝ TẠI
KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN