Kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 đồng nai (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo. Khi kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số càng cao thì thang đo càng có độ tin cậy cao hơn. Mặc dù như vậy, nếu hệ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0,95 (tức là quá cao), điều này dẫn đến khả năng xảy ra hiện tượng trùng lặp câu hỏi, tức là các câu hỏi trong nhóm nhân tố này khơng có sự khác biệt, hoặc có thể gọi là giống như nhau về mặt ý nghĩa (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Ngồi ra , khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, điểm hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation cũng rất quan trọng. Theo Nunnally (1978) một biến số được cho là đạt yêu cầu nếu hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Nếu xét riêng cho một nhân tố nhất định, điểm hệ số Cronbach’s Alpha không được phép nhỏ hơn mức 0,6. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố nào thấp hơn mức 0,6 thì tức là nhân tố này không đạt yêu cầu. Trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét thêm hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted, tức là điểm hệ số Cronbach’s Alpha mới nếu xóa bỏ câu hỏi này ra khỏi nhóm nhân tố. Nếu khơng có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted nào lớn hơn 0,6, tức là điểm Cronbach’s Alpha khơng thể cải thiện được, thì cần xem xét loại bỏ cả nhân tố ra khỏi mơ hình.

Trong trường hợp Cronbach’s Alpha không thấp hơn 0,6; nhưng giá trị giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của một biến nào đó lớn hơn điểm Cronbach Alpha

hiện tại, thì cần xem xét đến giá trị của Corrected Item – Total Correlation. Nếu biến này có hệ số Corrected Item – Total Correlation thấp hơn 0,3; tức là biến này nên được loại bỏ khỏi nhóm nhân tố nói trên, khi đó độ tin cậy của thang đo sẽ được cải thiện

Ngược lại, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của một biến không quá chênh lệch so với điểm Cronbach’s Alpha hiện tại (khơng chênh lệch q 0,1) thì chúng ta khơng nên cố gắng tìm cách loại bỏ biến này khỏi nhóm nhân tố, cho dù điểm Corrected Item – Total Correlation của biến đó có nhỏ hơn 0,3. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 đồng nai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)