Về nhân tố “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 đồng nai (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.6.1 Về nhân tố “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”

Ngoại trừ câu hỏi LD5 có độ lệch chuẩn thấp hơn hẳn so với các câu hỏi khác trong nhóm; đây cũng là câu hỏi có điểm trung bình cao nhất, thì các câu hỏi khác trong nhóm “sự gắn bó của cấp trên với nhân viên” đều tương tự nhau trong điểm thống kê cơ bản.

Kết quả từ phân tích hồi quy tuyến tính bội từ chối H0 trong giả thuyết số 6, đồng thời xác nhận H1 của giả thuyết này cho rằng nhân tố “Sự gắn bó của cấp trên

với nhân viên” có quan hệ dương với động lực làm việc của nhân viên. Điều này và

tương đồng với kết luận của các bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Chí Cường (2017) và Trần Trung Kiên (2019).

Bảng 4.12: Thống kê mô tả biến nhóm "Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên"

Stt Biến quan sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

1 LD1: Bạn được lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và

tin cậy trong công việc

3.70 1.10

2 LD2: Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng

lãnh đạo tốt

3.68 1.00

3 LD3: Bạn thường nhận được sự giúp đỡ, hướng

dẫn, tư vấn của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết

3.77 1.04

4 LD4: Lãnh đạo trực bảo vệ quyền lợi hợp lý cho

bạn

3.77 1.01

5 LD5: Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên 3.88 0.73

Dựa theo hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, nhân tố “Sự gắn bó của cấp trên với

nhân viên” có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Điều này cho thấy người

lao động đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến động lực làm việc của họ ở mức cao, các hệ số này cho thấy Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên; có năng lực, tầm nhìn và khả năng lãnh đạo tốt. Người lao động cảm thấy được lãnh đạo tôn trọng, tin cậy, giúp đỡ, hướng dẫn trong công việc và luôn bảo vệ quyền lợi pháp lý cho họ.

Hiện nay mối quan hệ của cấp trên với nhân viên trong các bộ phận công ty rất tốt; Trưởng các bộ phận ln đóng vai trị là chất xúc tác kết nối, dẫn dắt các thành viên trong bộ phận của mình, họ có khả năng quyết định, tiếp thu ý kiến và đặt ra những mục tiêu phù hợp cho năng lực chung của bộ phận mình. Họ cùng với nhân viên kết hợp những ưu điểm của mình để hồn thành một cơng việc nhanh và hiệu quả nhất, công việc đạt kết quả cao nhất, tạo kỹ năng làm việc nhóm thuần thục cho các thành viên của bộ phận mình.

Cụ thể tinh thần làm việc nhóm tại bộ phận phịng Kế hoạch Kỹ thuật, khi Trưởng bộ phận giao việc cho nhân viên thì trong quá trình thực hiện cơng việc, họ thường trao đổi cởi mở để tìm phương án khả thi, nhân viên mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và được Trưởng bộ phận cùng đồng nghiệp xem xét với một tinh thần tôn trọng và tin tưởng. Họ dựa vào thế mạnh của từng cá nhân để phân công công việc, họ chia sẻ gánh vác công việc khi tiến độ công việc gấp.

Bên cạnh hầu hết những mối quan hệ tốt của cấp trên với nhân viên vẫn có cục bộ một số bộ phận chưa xây dựng được sự gắn bó của cấp trên với nhân viên. Biểu hiện tại một số bộ phận trong Công ty, họ ít trao đổi cơng việc, nhân viên phải hoàn thành theo chỉ đạo của cấp trên, nhân viên làm việc và thường không đưa ra ý kiến.

Ưu điểm:

 Hầu hết xây dựng được mối quan hệ tốt của cấp trên với nhân viên trong các bộ phận cơng ty;

 Có kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng kết nối, dẫn dắt mọi người, cùng nhau gánh vác, chia sẻ hồn thành cơng việc nhanh và hiệu quả nhất, đạt kết quả cao nhất.

Nhược điểm:

 Bên cạnh hầu hết những mối quan hệ tốt của cấp trên với nhân viên vẫn có cục bộ một số bộ phận chưa xây dựng được sự gắn bó của cấp trên với nhân viên. Việc này nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc tính cách của Trưởng bộ phận và cách giải quyết cơng việc máy móc, khơng linh động của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 đồng nai (Trang 60 - 62)