CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bước cuối cùng trong phân tích định lượng là hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên và tất cả các nhân tố cịn lại là biến độc lập. Mục đích của mơ hình hồi quy tuyến tính bội này là để xác định sự tác động của các nhân tố trên có thực sự ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên hay không, và tác động này như thế nào.
Sau khi xác định được mơ hình và các biến đủ điều kiện từ bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả tiếp tục sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội với cấu trúc mơ hình như sau:
DL = β 0 + β1*CV + β 2*KQ + β 3*DN + β 4*TT + β 5*DK + β 6*LD + β 7*PB + e
Động lực làm việc của nhân viên = β0 + β1*Công việc thú vị
+ β3*Chế độ đãi ngộ + β4*Đào tạo và thăng tiến + β5*Điều kiện làm việc tốt
+ β6*Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên + β7*Phê bình kỷ luật khéo léo, tế nhị + e Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các tiêu chí như sau để đánh giá hiệu quả của mơ hình hồi quy tuyến tính bội:
Giá trị R2 (R Square) thể hiện mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mơ hình hồi quy. Giá trị này càng lớn càng tốt.
Để xác định mức độ phù hợp của mơ hình, cần đánh giá giá trị sig của kiểm định F, mơ hình hồi quy tuyến tính bội được cho là phù hợp khi giá trị sig nhỏ hơn 0,05 và ngược lại.
Ngoài ra, nếu giá trị sig của kiểm định t của biến độc lập nào nhỏ hơn 0,05 thì có thể kết luận rằng biến độc lập đó có tác động có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc, và ngược lại.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi bằng kiểm định Durbin Watson (DW). Giá trị của kiểm định DW biến thiên từ 0 đến 4, nếu giá trị của DW nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Hệ số phóng đại phương sai VIF sử dụng để kiểm định mơ hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hay không. Nếu giá trị VIF lớn hơn 2 thì tức là mơ hình đang có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong phần đầu của chương này tác giả đã đưa ra quy trình nghiên cứu thực hiện theo hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng; thực hiện thang đo và mã hóa thang đo. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng dữ liệu sơ cấp thu thập được từ bảng câu hỏi, kết quả được thống kê mơ tả và trực quan hóa bằng các bảng biểu; Sau đó đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; lấy kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo tiếp tục được sử dụng cho phân tích khám phá nhân tố EFA, nếu có xác định nhân tố mới, hoặc có sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc các nhóm nhân tố, thì sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá lại độ tin cậy thang đo cho nhân tố mới hoặc nhân tố có sự thay đổi cấu trúc đáng kể; Sau khi có kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA, lấy kết quả sử dụng cho phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tạo động lực với động lực làm việc của người lao động.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY C1C