CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Kết quả kiểm định nhân tố khám phá EFA
4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập - lần 1
Sau khi loại bỏ biến DK1 vì lý do khơng đảm bảo ở bước phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả sử dụng tổng cộng 29 biến quan sát cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích EFA KMO Measure Sig Bartlett's Test Số lượng nhân tố phù hợp Phương sai trích tổng Biến xấu Hệ số tải dưới 0,5 Hệ số tải trên 0,5 ở nhiều biến Lần 1 0,612 0 7 64,0 KQ4 LD5 Lần 2 0,639 0 6 64,6 N/A N/A
Nguồn: Theo phân tích của tác giả
Ở lần phân tích nhân tố khám phá EFA đầu tiên, kết quả cho thấy điểm KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị là 0.612, nằm trong khoảng giá trị đủ điều kiện để phân tích nhân tố là phù hợp (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Ngoài ra, kiểm định Bartlett cho ra giá trị sig rất nhỏ, gần như bằng 0, điều này thể hiện các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Theo kết quả phân tích phương sai, ở mức 7 nhân tố thì Eigen value lớn hơn 1 và trị số này rơi xuống thấp hơn 1 ở mức 8 nhân tố. Như vậy, sử dụng số lượng 7 nhân tố là phù hợp. Cũng ở mức 7 nhân tố này, thì giá trị phương sai trích tổng ở mức 64,0; điều này thể hiện rằng với 7 nhân tố được trích ra, có thể giải thích được khoảng 64% biến thiên của các biến quan sát.
Nhìn chung, đa số các biến quan sát đều đảm bảo được tính hội tụ về mỗi nhóm và tính phân biệt giữa các nhóm với nhau. Riêng biến KQ4 khơng đạt đủ điều kiện hệ số tải nhân tố trên 0,5 nên không được tải lên ở bất kỳ nhân tố nào, biến quan sát này sẽ được loại bỏ trong bước tiếp theo. Ngồi ra, biến LD5 có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 ở hai nhóm nhân tố khác nhau, như vậy, biến này cũng sẽ được tác giả loại bỏ trong bước phân tích tiếp theo.
Tác giả thực hiện loại bỏ các biến không đủ hệ số tải nhân tố và biến được tải lên ở cả 2 nhân tố khác nhau, trong trường hợp này, biến được loại bỏ là biến KQ4 và LD5. Sau khi loại bỏ 2 biến này, tác giả thực hiện lại phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến quan sát còn lại, cụ thể là 27 biến. Kết quả ở lần phân tích nhân tố
khám phá EFA lần 2 cho thấy điểm KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) được cải thiện, tăng nhẹ lên mức 0,639 và nằm trong khoảng giá trị đủ điều kiện để phân tích nhân tố là phù hợp (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Ngoài ra, kiểm định Bartlett cũng cho kết quả điểm sig rất nhỏ, gần như bằng 0, đảm bảo được các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Kết quả phân tích phương sai lại có sự thay đổi đáng kể, điểm Eigen value dừng lại ở mức 6 nhân tố. Tuy nhiên, ở mức này thì điểm phương sai trích tổng có giá trị là 64,6; tăng nhẹ so với lần phân tích EFA đầu tiên. Sau khi loại bỏ 2 biến xấu được xác định ở lần chạy EFA đầu tiên, kết quả từ bảng ma trận xoay của lần phân tích EFA thứ 2 cho thấy sự tương đồng khá với với lần phân tích EFA đầu tiên. Tất cả các biến hội tụ về cùng nhân tố trước đây vẫn tiếp tục hội tụ về cùng một nhân tố. Ngoài ra, sau khi loại bỏ 2 biến KQ4 và LD5 thì khơng có biến xấu nào xuất hiện nữa.
4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.7: Kết quả KMO and Bartlett's Test và Component Matrixa – phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập – lần 2
KMO and Bartlett's Test Component Matrixa
Kaiser-Meyer-Olkin
Measure of Sampling Adequacy. 0.714 Component
1 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 112.48 ĐL1 0.889 df 3 ĐL2 0.855 Sig. 0 ĐL3 0.85
Nguồn: Theo phân tích của tác giả
Kết quả của bảng “Rotated Component Matrix” cho biết chỉ có 1 nhân tố được trích. Điều này hồn tồn hợp lý, bởi SPSS chỉ thực hiện xoay nhân tố khi có từ 2 nhân tố trở lên được trích. Như vậy, chỉ có 1 nhân tố duy nhất được trích khi phân tích EFA cho biến phụ thuộc.
4.4.3 Mơ hình phân tích sau phân tích nhân tố khám phá EFA
Như vậy, sau điều chỉnh nhỏ bằng cách loại bỏ một vài biến xấu, cả 7 nhân tố được tác giả xác định ban đầu đều đạt yêu cầu hội tụ và phân biệt sau kiểm định phân
tích nhân tố khám phá EFA. Đồng thời, các biến quan sát khơng có hiện tượng nhảy nhóm nhân tố sau khi điều chỉnh ở lần phân tích EFA thứ 2. Tác giả quyết định giữ nguyên tên và tất cả các biến quan sát của 7 nhân tố này (29 biến quan sát đủ điều kiện sau phân tích nhân tố khám phá EFA) cho phân tích tiếp theo.
Bảng 4.8: Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau phân tích EFA
STT Nhân tố Các biến quan sát Loại
1 TV TV1, TV2, TV3, TV4, TV5 (5 biến) Độc lập 2 KQ KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 (4 biến) Độc lập 3 DN DN1, DN2, DN3, DN4, DN5 (5 biến) Độc lập 4 TT TT1, TT2, TT3, TT4 (4 biến) Độc lập 5 DK DK2, DK3, DK4 (3 biến) Độc lập 6 LD LD1, LD2, LD3, LD4, LD5 (5 biến) Độc lập 7 PB PB1, PB2, PB3 (3 biến) Độc lập 8 DL DL1, DL2, DL3 (3 biến) Phụ thuộc
Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 29 Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 3
Nguồn: Theo phân tích của tác giả
Tác giả giữ ngun mơ hình nghiên cứu ban đầu, với 7 nhân tố độc lập tác động lên biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên. Cụ thể mơ hình như sau:
Phê bình kỷ luật khéo léo tế nhị Cơng việc thú vị
Được công nhận kết quả công việc Chế độ đãi ngộ
Đào tạo và thăng tiến Điều kiện làm việc tốt
Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
Động lực làm việc của người
Nguồn: Theo phân tích của tác giả
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố khám phá EFA