Các cơng trình nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2019 2025 (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

1.3 Các cơng trình nghiên cứu trước đây

1.3.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

1.3.1.1 Nghiên cứu của Kenneth S. Kovach (1987)

Nghiên cứu này tập trung nhận diện và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, được kết luận dựa trên nghiên cứu phân tích bao quát các học thuyết về tạo động lực làm việc cho nhân viên trong suốt hơn 40 năm, bao gồm cả thuyết nhu cầu của Maslow (1943) và thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959). Theo Kenneth A. Kovach (1987), có 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc bao gồm: (1) Công việc thú vị; (2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm; (3) Sự tự chủ trong công việc; (4) Công việc ổn định; (5) Lương cao; (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (7) Điều kiện làm việc tốt; (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên; (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị; (10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân. Kết quả nghiên cứu của Kovach đã kiểm định được 10 yếu tố này có tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

1.3.1.2 Nghiên cứu của Hackman và Oldham (1976)

Theo Hackman và Oldman (1980) thì bản thân cơng việc có những đặc trưng thiết yếu của nó. Những đặc trưng đó có thể sẽ làm cho bản thân cơng việc đó tồn tại một động lực nội tại, và người lao động sẽ được kích thích tăng năng suất làm việc tùy theo bản thân mỗi cơng việc. Các đặc trưng thiết yếu đó là những gì nhân viên mong muốn khi làm việc, bao gồm: (1) Được phản hồi từ công việc; (2) Sự tự chủ; (3) Sự đa dạng của kỹ năng; (4) Cơng việc có kết quả nhìn thấy rõ; (5) Tầm quan trọng của công việc. Kết quả nghiên cứu của Hackman và Oldman đã kiểm định được 5 yếu tố này có tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

1.3.1.3 Nghiên cứu của Charles và Marshall (1992)

Nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Caribean. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định: 1) Yếu tố nào tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn ở Caribean; 2) Xem xét liệu có sự khác nhau trong động lực làm việc giữa các đặc điểm cá nhân khác nhau; 3) Khám phá ý nghĩa nghiên cứu để cung cấp cho các nhà quản lý khách sạn ở Caribean.

Mẫu nghiên cứu là 225 nhân viên ở bảy khách sạn trên đảo Bahamas thuộc vùng biển Caribean. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên mơ hình mười yếu tố của Kovach và các câu hỏi thuộc đặc điểm cá nhân. Nhân viên được yêu cầu xếp hạng các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần từ một đến mười, với một là quan trọng nhất và mười là ít quan trọng nhất. Kết quả cho thấy lương cao và điều kiện làm việc tốt lần lượt là 2 yếu tố quan trọng thứ nhất và thứ hai trong tạo động lực cho nhân viên làm việc tại khách sạn ở Caribean.

1.3.1.4 Nghiên cứu của Simon & Enz (1995)

Thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên làm việc tại khách sạn ở Mỹ và Canada. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ và Canada; 2) Đánh giá những khác biệt giữa động lực của nhân viên khách sạn với nhân viên làm trong ngành cơng nghiệp khác; 3) Xem xét liệu có sự khác nhau trong động lực làm việc dựa trên giới tính và tuổi của nhân viên; 4) Có sự khác biệt trong động lực làm việc ở các bộ phận khác nhau trong khách sạn hay không.

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 278 nhân viên của 10 khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Người trả lời được yêu cầu xếp hạng các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của họ theo thứ tự từ một đến mười, với một là quan trọng nhất và mười là ít quan trọng nhất. Đồng thời bảng câu hỏi thu thập thơng tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, bộ phận công tác để so sánh. Sau nghiên cứu, 3 yếu tố: lương cao, công việc ổn định, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp được kết luận là có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của nhân viên tại khách sạn ở Mỹ và Canada.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố tạo động lực làm việc là khơng có sự khác biệt giữa nhân viên nam và nữ ở Mỹ và Canada. Ngoài ra, hai tác giả Simon và Enz cho rằng nhân viên làm việc ở lĩnh vực khách sạn đánh giá 3 yếu tố quan trọng nhất trong tạo động lực làm việc khác nhau đáng kể so với nhân viên ở lĩnh vực công nghiệp.

1.3.1.5 Nghiên cứu của Wong, Siu & Tsang (1999)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến việc lựa chọn yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên tại các khách sạn ở Hồng Kông. Nghiên cứu được thực hiện nhằm 2 mục tiêu: 1) Xác định liệu có hay khơng mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và các yếu tố tạo động lực làm việc trong mơ hình của Kovach; 2) Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất cho nhà quản lý những biện pháp động viên nhân viên hiệu quả, phù hợp với những đặc điểm cá nhân khác nhau của nhân viên.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 3240 nhân viên làm việc tại 72 khách sạn tại Hồng Kông. Sau khi người được khảo sát xếp hạng 10 yếu tố động viên trong mơ hình của Kovach theo thang đo Likert 5 mức độ, kết quả thu được 3 yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến động lực làm việc của nhân viên là: sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, sự gắn bó của cấp trên với nhân viên và lương cao.

1.3.1.6 Nghiên cứu của Teck-Hong & Waheed (2011)

Đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại Malaysia. (1) Điều kiện làm việc, (2) Sự công nhận, (3) Chính sách cơng ty, (4) Cơng việc ổn định, (5) Tiền, (6) Phát triển nghề nghiệp, (7) Quan hệ với đồng nghiệp, (8) Quan hệ với cấp trên, (9) Thành đạt, (10) Thăng tiến, (11) Bản chất công việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện làm việc và sự công nhận là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất.

1.3.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước

1.3.2.1 Nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

Nghiên cứu về thang đo động viên nhân viên dựa trên lý thuyết mười yếu tố tạo động lực cho nhân viên của Kovach. Mẫu khảo sát bao gồm 445 nhân viên đang làm

việc toàn thời gian trên địa bàn TPHCM. Thang đo động viên hiệu chỉnh bao gồm bốn yếu là: (1) Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý; (2) Công việc phù hợp; (3) Quan hệ tốt trong công việc; (4) Thương hiệu cơng ty. Theo kết quả phân tích, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến động viên nhân viên là chính sách đãi ngộ.

1.3.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017)

Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gịn thương tín đến năm 2022” của Nguyễn Thị Thúy Quỳnh dựa trên cơ sở các lý thuyết của Kovach, Herzberg, Maslow, Hackman & Oldham và lựa chọn mơ hình 10 yếu tố động viên của Kovach làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu. Mơ hình của Nguyễn Thị Thúy Quỳnh nhìn chung bao gồm tất cả các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu của Kovach (1987) được sắp xếp và gộp nhóm lại cho phù hợp, đồng thời bổ sung thêm biến quan sát là “Đồng nghiệp” để nghiên cứu và phân tích. Với mẫu khảo sát là 225 nhân viên đang làm việc tại Sacombank, kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Sacombank gồm: (1) Tính chất cơng việc; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Được công nhận; (4) Điều kiện làm việc; (5) Đào tạo và thăng tiến; (6) Lãnh đạo; (7) Đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần á châu giai đoạn 2019 2025 (Trang 29 - 32)