Khái niệm và đặc điểm khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 32)

3.1. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại

3.1.1. Khái niệm và đặc điểm khách hàng cá nhân

3.1.1.1. Khái niệm khách hàng cá nhân

Trong NHTM, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay được phân loại theo đối tượng khách hàng, bao gồm: cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay KHCN.

KHCN là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối tượng vay vốn đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác.

3.1.1.2. Đặc điểm khách hàng cá nhân

KHCN thường có các đặc điểm sau:

KHCN bao gồm nhiều tầng lớp có đặc điểm khác nhau về nghề nghiệp, uy tín, thu nhập, khả năng tài chính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểu biết về các dịch vụ Ngân hàng. Đối với KHCN có địa vị xã hội, có thu nhập cao thường khơng muốn công khai tất cả các nguồn thu nhập cá nhân, tài sản tích lũy, tình trạng vay nợ nên họ có tâm lý ngại chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Ngược lại với các khách hàng có thu thập thấp hơn lại tìm cách bổ sung thêm các nguồn thu nhập không ổn định. Do đó thời gian và cách xử lý hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng thường phức tạp hơn so và rủi ro tín dụng đối với cho vay KHCN cũng cao hơn so với các hình thức cấp tín dụng khác.

Măt khác, KHCN thường mong muốn sự công bằng và ổn định khi sử dụng

dịch vụ Ngân hàng, mong muốn được bảo đảm quyền lợi, được đối xử công bằng khi giao dịch tại các kênh phân phối khác nhau của cùng một Ngân hàng và được tư vấn, giải đáp ngay các thắc mắc một cách đầy đủ và nhiệt tình. Do đó, chính sách dành cho KHCN cần có sự thống nhất cao giữa các khách hàng khác nhau, giữa các kênh phân phối khác nhau, điều này địi hỏi NHTM xây dựng chính sách thống nhất dành cho KHCN khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHTM, đồng thời có biện pháp kiểm sốt cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các kênh phân phối. Bên cạnh đó, đặc điểm này địi hỏi NHTM đa dạng hóa kênh giao tiếp với KHCN: nhân sự quản lý trực tiếp, tổng đài chăm sóc khách hàng tập trung, ngân hàng trực tuyến, phần mềm tương tác giữa khách hàng với NHTM trên điện thoại thông minh...

Bên cạnh đó, KHCN thường lựa chọn sử dụng dịch vụ cho vay căn cứ đầu tiên và chủ yếu nhất là lãi suất cho vay, mức độ dễ dàng khi tiếp cận vốn vay, uy tín của Ngân hàng, qua giới thiệu của người thân đã sử dụng dịch vụ, thương hiệu, chất lượng dịch vụ và khuyến mại… Do đó, địi hỏi NHTM khơng ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ để có mức giá tối ưu cho đối tượng KHCN, xây dựng quy trình cho vay, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay rõ ràng, minh bạch. Mặt khác, đặc điểm này đỏi hỏi NHTM phải tăng cường chăm sóc khách hàng hiện hữu, mở rộng liên kết với các tổ chức thương mại, dịch vụ như: Công ty bảo hiểm, chủ thầu xây dựng, đại lý ô tô… nhằm quảng bá hình ảnh NHTM, đồng thời tăng số lượng kênh tiếp cận KHCN, khách hàng giới thiệu khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)