Hiện nay, Vietcombank Lâm Đồng đang triển khai các loại hình sản phẩm cho vay khá đa dạng như sau:
- Cho vay tiêu dùng:
Sản phẩm cho vay tiêu dùng giành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các mục đích hợp lý khác như mua sắm ô tô, xây dựng sửa chữa nhà, mua nhà… Sản phẩm cho vay tiêu dùng bao gồm:
+ Cho vay du học: Đáp ứng nhu cầu trang trải học phí và các chi phí cần thiết của khố học và/hoặc chứng minh tài chính để đi du học của khách hàng
+ Cho vay mua ô tô: Phục vụ khách hàng trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định, có nhu cầu mua ơ tơ phục vụ mục đích tiêu dùng mà khơng có tài sản nào khác để đảm bảo tiền vay.
+ Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay mua nhà dự án; cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở. Với sản phẩm này, khách hàng khi có nhu cầu sử dụng chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua nhà đều có thể vay vốn tại Vietcombank nếu có thu nhập và có tài sản đảm bảo theo quy định hiện hành.
+ Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại thương. Đây là sản phẩm cho vay có bảo đảm bằng số dư tiền gửi tiết kiệm, sổ, thẻ tài khoản, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Ngoại thương đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của khách hàng khi sổ, thẻ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán.
- Cho vay sản xuất kinh doanh
Đáp ứng nhu cầu vốn tối đa của khách hàng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước. Cho vay sản xuất kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng bao gồm các sản phẩm:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển trong nước nhưng không sử dụng các sản phẩm cho vay cụ thể của Vietcombank để đáp ứng nhu cầu đó.
+ Cho vay làm kinh tế trang trại: Đối tượng được vay vốn là các khách hàng làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ: Cá nhân kinh doanh tại chợ có nhu cầu vay vốn để kinh doanh thường xuyên tại chợ và được đảm bảo bằng tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại
chợ hoặc tài sản khác.
+ Cho vay cửa hàng, cửa hiệu: Đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của các cá nhân/hộ gia đình để hoạt động kinh doanh.
+ Cho vay mua ô tô kinh doanh: Đáp ứng nhu cầu vay vốn mua ô tô để phục vụ sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình.
- Sản phẩm cho vay khác:
+ Cho vay thẻ tín dụng quốc tế: Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ hoặc tại những điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng.
+ Cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng: Cá nhân có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động hoặc hộ gia đình vay vốn cho người thân đi xuất khẩu lao động
+ Cho vay chứng minh tài chính: Với sản phẩm này, khách hàng có nhu cầu vay vốn để chứng minh tài chính nhằm mục đích hồn thiện hồ sơ xin cấp/ gia hạn VISA du lịch hoặc VISA chữa bệnh ở nước ngồi.
4.2. Phân tích th c t ạng cho vay khách hàng cá nhân theo chỉ tiêu định tính
4.2.1. Sự hợp lý và linh hoạt của quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, thông qua kết quả giám sát chất lượng Vietcombank Lâm Đồng tn thủ quy trình tín dụng theo quyết định của Hội đồng quản trị Vietcombank. Bên cạnh đó với sự chỉ đạo chặt chẽ thì quy trình ln được giám sát chặt chẽ để phịng trừ được những rủi ro có thể mắc phải.
4.2.2. Uy tín của ngân hàng, lịng tin của khách hàng
Sau 50 năm phát triển, Vietcombank được coi là một trong những ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, trong những năm gần đây có những cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, tăng thu dịch vụ và thu ngồi lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập. Khơng ngừng chuẩn hóa tồn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ cấu hạ tầng, hiện đại hóa. Vì vậy, Vietcombank Lâm Đồng cũng được kế thừa và phát huy những thành tựu tốt đẹp của Vietcombank. Đó là uy tín của ngân hàng ngày càng được tăng lên, khách hàng ngày càng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Điều này đã được thể
hiện khá rõ bởi số lượng KHCN ngày càng tăng của Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 (Bảng 4.1 và 4.3).
4.2.3. Sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ cho vay
Dựa trên những lợi thế và nhu cầu của thị trường thì Vietcombank Lâm Đồng cũng xác định kế hoạch kinh doanh mới tập trung trên những mũi nhọn. Hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại, tiêu dùng, công nghệ thông tin,… xây dựng phát triển sản phẩm mang ưu thế riêng. Ngoài ra, việc phát triển chéo các sản phẩm cũng giúp gia tăng nhu cầu đối với khách hàng.
4.2.4. Hệ thống công nghệ - thông tin
Vietcombank Lâm Đồng đã trang bị những máy tính có tốc độ xử lý cao, công suất truy suất lớn của các hãng máy tính có thương hiệu uy tín trên thế giới như IBM, COMPAQ, DELL… Bên cạnh việc trang bị máy móc thiết bị, Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc ứng dụng các phần mềm tín dụng, phần mềm quản lý vào trong hoạt động bởi vì nếu chỉ có trang thiết bị mà thiếu đi những phần mềm thì hoạt động nhập liệu, bảo mật thông tin số liệu sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Hệ thống Coreshine hiện đại thay thế hệ thống cũ, cùng với LOS LIM đánh giá khách hàng về tài sản bảo đảm giúp việc đánh giá khách hàng cũng trở nên thuận tiện, chính xác. Cán bộ cần xử lý thông tin tiến hành điều tra thu nhập bằng nhiều cách khách nhau, thông qua phỏng vấn trực tiếp, điều tra chọn mẫu, đồng thời xây dựng hệ thống thống thông tin lưu trữ về khách hàng.
4.2.5. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ gắn liền với sự chun mơn hóa của cán bộ tín dụng và hệ thống bộ máy. Hệ thống bộ máy càng khoa học, tinh gọn, logic vẫn đảm bảo hiệu quả thì xử lý cơng việc càng nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp cán bộ tín dụng về kiến thức, kỹ năng tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Vietcombank Lâm Đồng, hàng năm vẫn cử cán bộ đi học nghiệp vụ chuyên sâu tăng cường kỹ năng chun mơn, bên cạnh đó cũng có những cuộc họp trao đổi tìm ra những hạn chế, giải pháp cho từng cán bộ để đạt được mục tiêu một hình ảnh Vietcombank Lâm
Đồng chuyên nghiệp.
Để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay KHCN tại chi nhánh, tác giả phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp tới KHCN đang vay vốn tại Vietcombank Lâm Đồng theo mẫu soạn sẵn.
+ Đối tượng khảo sát: KHCN hiện đang vay vốn tại Viecombank Lâm Đồng. + Phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên đơn giản khách hàng vay vốn tại Vietcombank Lâm Đồng
+ Quy mô mẫu: Tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu: n = N / (1 + N x e2)
Trong đó:
N: đơn vị tổng thể, Số lượng KHCN hiện có của Vietcombank Lâm Đồng là 12.457 khách hàng nên N = 12.457 (người)
n: cỡ mẫu
e: sai số, e = 7,5%
Thay vào công thức trên, n = 176 người. Để đảm bảo tính tin cậy cao, tác giả tiến hành chọn quy mô mẫu là 200 KHCN của Chi nhánh.
Trong số 200 phiếu phát ra thì thu về được 193 phiếu và có 190 phiếu hợp lệ. Kết quả thu được qua xử lý bằng phương pháp thống kê:
Bảng 4.1: Kết quả phiếu khảo sát về hoạt động cho vay KHCN
STT NỘI DUNG Kết quả Số phiếu T lệ (%) 1 Lý do chọn vay tại Vietcombank Lâm Đồng Uy tín thương hiệu 124 65,3 Vị trí thuận lợi 54 28,4 Sản phẩm đa dạng 12 6,3 Khác 0 0,0 2 Mức độ đa dạng của sản phẩm cho vay Cao 148 77,9 Trung bình 42 22,1 Ít 0 0,0
STT NỘI DUNG Kết quả Số phiếu T lệ (%) 3 Mức độ phù hợp về quy mô, lãi suất, thời hạn của khoản vay
Rất phù hợp 103 54,2
Phù hợp 87 45,8
Không phù hợp 0 0,0
4 Quy trình, thủ tục cho vay
Nhanh chóng 86 45,3 Bình thường 82 43,2 Chậm 22 11,6 5 Trình độ, năng lực và thái độ phục vụ đội ngũ cán bộ nhân viên Tốt 123 64,7 Trung bình 67 35,3 Kém 0 0,0 6 Sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có sự khác biệt so với các ngân hàng khác? Lãi suất 82 43,2 Chất lượng cung ứng dịch vụ 20 10,5 Cơng nghệ 0 0,0 Uy tín 61 32,1 Chính sách tín dụng 27 14,2 Không khác biệt 0 0,0
(Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả)
Như vậy có thể thấy khách hàng đến với Chi nhánh nhiều nhất là bởi sự uy tín mà Ngân hàng đã tạo ra trong q trình hoạt động kinh doanh. Tiếp theo là do vị trí thuận lợi. Cuối cùng đó là sản phẩm dịch vụ cho vay của Ngân hàng cũng là tiêu chí để khách hàng lựa chọn Ngân hàng. Vietcombank Lâm Đồng đa dạng sản phẩm gắn với hoạt động của khách hàng trên địa bàn.
Tiếp đến trong hai câu hỏi được đưa ra về mức độ đa dạng của sản phẩm cho vay và mức độ phù hợp về quy mô, lãi suất, thời hạn của khoản vay thì Vietcombank Lâm Đồng cũng được đánh giá khá cao khi có 77,9% Khách hàng nhận xét rằng sản phẩm của ngân hàng là đa dạng. Tỉ lệ khách hàng cảm thấy hài
lòng về các vấn đề về quy mô, lãi suất, thời hạn vay chỉ đạt mức gần 54,2% cho thấy các sản phẩm của ngân hàng chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của KHCN và phản ánh rất thực tế đặc thù KHCN tại địa bàn chủ yếu sử dụng sản phẩm cho vay truyền thống và họ quan tâm chủ yếu đến vấn đề lãi suất. Như vậy, qua kết quả thu được từ hai câu hỏi trên có thể đưa ra nhận xét là chính sách tín dụng của ngân hàng đang được đưa ra tương đối chính xác.
Tiếp đến là câu hỏi khảo sát về quy trình cho vay KHCN tại Vietcombank Lâm Đồng. Kết quả thu được có 11,6% Khách hàng cảm thấy quy trình cho vay cịn chậm chạp; 43,2% khách hàng cảm thấy bình thường và số lượng khách hàng hài lòng ở mức 45,3%.
Câu hỏi khảo sát về chất lượng, thái độ CBNV tại Chi nhánh đạt một kết quả cũng khả quan khi có 64,7% khách hàng cảm thấy chất lượng đội ngũ nhân sự là tốt và 35,3% cảm thấy bình thường. Khơng có phàn nàn về trình độ năng lực, thái độ của CBNV.
Cuối cùng, một câu hỏi nhằm tìm ra điểm khác biệt là ưu thế của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Kết quả trong phiếu khảo sát cho thấy được ưu thế lớn nhất của Ngân hàng được Khách hàng đánh giá cao chính là về lãi suất cho vay, chiếm 43,2% khách hàng. Tiếp theo đó là Uy tín của Vietcombank Lâm Đồng được khách hàng đánh giá khá cao, chiếm 32,1% Khách hàng. Chất lượng cung ứng dịch vụ của Vietcombank Lâm Đồng cũng chiếm đến 10,5% khách hàng và cuối cùng là chính sách tín dụng cũng là điểm khác biệt khác khi có 14,2% khách hàng cảm thấy điều này.
4.3. Phân tích th c t ạng cho vay khách hàng cá nhân theo chỉ tiêu định lƣợng
4.3.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Trường thời gian qua, Vietcombank Lâm Đồng có những nỗ lực việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tiếp cận sâu đến mục đích vay vốn và vẫn kiểm sốt được rủi ro. Có những bước tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân tốt.
Năm 2016, Vietcombank Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định,
trong thời kỳ nền kinh tế đi vào phục hồi sau cuộc khủng khoảng năm 2011 thì việc tăng trưởng doanh số cho vay KHCN đạt 2.762 tỷ đồng.
Năm 2017, Vietcombank Lâm Đồng có bước tăng trưởng rõ rệt về doanh số cho vay khách hàng cá nhân (tăng 62,45% so với năm 2016). Vietcombank Lâm Đồng có những chiến lược, đặt ra những mục tiêu về mức tăng trưởng, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đề ra những chủ trương mới về công tác cho vay khách hàng cá nhân ví dụ như ưu đãi lãi suất cho vay, chính sách cho vay nhà tại Lâm Đồng.
Tỷ đồng
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)
Doanh số cho vay cá nhân năm 2017 của chi nhánh đạt 3.570 tỷ đồng tăng 808 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 29,2%) so với năm 2016. Năm 2018 doanh số cho vay cá nhân của chi nhánh đạt 4.634 tỷ đồng tăng 1.064 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 29,8%) so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN khá cao, đây là kết quả khả quan trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhìn chung, Vietcombank Lâm Đồng đã hồn thành rất tốt nhiệm vụ mở rộng hoạt động cho vay đối với cá nhân, vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững đà phát triển đảm bảo hoạt động cho vay KHCN hiệu quả, lành mạnh trong giai đoạn 2016 - 2018.
4.3.2. Doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân
Hoạt động cho vay KHCN là hoạt động phát sinh rất nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể thu hồi hồi đúng hạn, hoặc quá hạn, hoặc cũng có thể khơng thu hồi được. Vì vậy cơng tác thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay KHCN mà cịn phải chú trọng vào cơng tác thu hồi nợ sao cho đồng vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất, khơng bị thất thốt giảm thiểu rủi ro và đảm bảo được chất lượng tín dụng. Cơng tác thu hồi nợ KHCN của chi nhánh trong những năm gần đây như sau:
Tỷ đồng
Biểu đồ 4.2: Doanh số thu nợ cho vay KHCN giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)
Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay KHCN thì doanh số thu nợ KHCN của chi nhánh cũng tăng đều hàng năm. Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, năm 2016 doanh số thu nợ đạt 1.845 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.986 tỷ đồng tăng 61,84% so với 2016. Doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên vào năm 2018 tăng 44,94% so với năm 2017 tức là đạt 4.328 tỷ đồng. Như vậy Chi nhánh đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cho vay ngày một nâng cao.
4.3.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Dư nợ cho vay KHCN tại Vietcombank Lâm Đồng được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3: Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)
Dư nợ cho vay KHCN bình qn trong những năm qua có những biến động và tốc độ tăng của năm sau đều cao hơn năm trước do mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững. Dư nợ cho vay KHCN năm 2016 là 917 tỷ đồng, đến năm 2017 là 1.501 tỷ đồng tăng 63,69% so với năm 2016, tăng 584 tỷ đồng. Dư nợ năm 2018 là 1.807 tỷ đồng, tăng 20,39% so với năm 2017, tăng 306 tỷ đồng dư nợ cho vay cá nhân. Dự nợ cho vay cá nhân tăng qua các năm càng khẳng định vị thế, khả năng mở rộng