Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 38)

3.1. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại

3.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

3.1.2.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD) và hoặc giấy nhận nợ.

Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình, trong đó khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là bộ phận ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Các cá nhân, hộ gia đình vay tiền từ NHTM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình.

Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh.

3.1.2.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:

Về đối tượng

Với đặc điểm đối tượng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của mơi trường kinh tế, văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau.

Thời gian vay vốn

Thời gian vay vốn của khác hàng cá nhân đa dạng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn. Còn đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn.

Quy mô vốn và số lượng các khoản vay

Thơng thường thì các khoản cho vay khách hàng cá nhân có quy mơ vốn

thường nhỏ hơn cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với các NHTM hoạt động theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ thường có số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn.

Chi phí cho vay

Chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường lớn cả về chi phí nhân lực và cơng cụ. Bởi đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân có diễn biến phức tạp, số lượng các khoản vay là lớn, song quy mô mỗi khoản vay lại tương đối nhỏ.

Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn so với các khoản cho vay khách hàng là doanh nghiệp. Ngun nhân bởi vì chi phí cho vay khách hàng cá nhân tính trên mỗi đơn vị đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kém nhạy bén với lãi suất.

Rủi ro tín dụng

Các khoản cho vay khách hàng cá nhân bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao. Bởi đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có tình hình tài chính dễ thay đổi tùy theo tình trạng cơng việc và sức khỏe của họ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Do vậy Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản. Mặt khác việc thẩm định và quyết định cho vay khách hàng cá nhân thường không đầy đủ về thông tin cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân.

3.1.2.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân

Theo các tiêu thức quản lý khác nhau, các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của NHTM bao gồm:

- Theo mục đích vay

Cho vay cá nhân cư trú: Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu

mở rộng sản xuất, mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Cho vay cá nhân phi cư trú: Là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải chi phí mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học tập, giải trí du lịch, chữa bệnh hay thanh tốn tiền viện phí,…

- Theo phương thức hồn trả

Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay cá nhân trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn dài, tài trợ cho tài sản cố định có giá trị lớn như: cho vay mua ơ tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở và áp dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp định kỳ khơng đủ khả năng thanh tốn hết một lần số nợ vay.

Cho vay cá nhân phi trả góp: Theo phương thức này số tiền cho vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay cá nhân phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.

Cho vay cá nhân tuần hồn: Là các khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này, thời hạn cho vay được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ của khách hàng sẽ được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

Lãi phải trả mỗi kỳ được tính theo 3 cách:

+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đó thanh tốn nợ cho ngân hàng.

+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ cuối mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh tốn.

+ Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình qn. - Theo phương thức tài trợ

Cho vay gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà ngân hàng khơng trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng để thảo thuận về số tiền vay và lãi suất cho vay. Ngân hàng cho khách hàng vay thông qua việc mua lại các khoản nợ phát sinh từ những công ty chuyên cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ cho các cá nhân.

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp gặp gỡ cho vay và thu hồi nợ từ phía khách hàng. Hoạt động này đòi hỏi ngân hàng tiến hành thận trọng kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Kể cả hoạt động giám sát sau khi vay cũng đòi hỏi ngân hàng tiến hành đầy đủ để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

So với cho vay gián tiếp cho vay trực tiếp đã hạn chế được nhược điểm duy nhất là khách hàng và ngân hàng khơng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhau.

- Theo loại tài sản được tài trợ

Tài trợ bất động sản: Cho vay tài trợ đối với bất động sản là các khoản cho vay nhằm mục đích mua mới hoặc sửa chữa, xây dụng nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tài trợ hàng tiêu dùng lâu bền: Như ơ tơ, xe máy. Tính khả dụng của tài sản này khá cao, giá trị ở mức trung bình nên nhiều người có nhu cầu mua sắm. Quy mô của các khoản vay này thương khơng lớn, số lượng món vay phát sinh nhiều.TSĐB có thể chính là các tài sản hình thành từ vốn vay. Với những khoản vay này nguồn trả nợ có thể là nguồn thu hàng tháng được trả lãi theo định kỳ.

Tài trợ nhu cầu SXKD: Việc cho vay này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô SXKD.

Tài trợ nhu cầu tiêu dùng khác: Cho vay các nhu cầu tiêu dùng khác nhằm mục đích tài trợ những nhu cầu như: Cho vay du học, chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi,... Đối với các khoản vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là do thu nhập để trả nợ của người vay, sau đó mới xem xét đến giá trị của TSĐB.

- Theo thời hạn vay vốn

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển, các ngân hàng xem xét cho khách hàng vay theo các thời hạn:

Cho vay cá nhân ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống.

Cho vay cá nhân trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm.

Cho vay cá nhân dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên. - Theo phương thức bảo đảm tiền vay

Cho vay có bảo đảm: Là phương thức ngân hàng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố bằng tài sản.

Cho vay khơng có đảm bảo: Là hình thức ngân hàng cho KHCN, hộ gia đình vay khơng có cam kết đảm bảo mà hồn tồn dựa vào uy tín của chính khách hàng.

3.1.2.4. Vai trị cho vay khách hàng cá nhân

Đối với nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang có những sự thay đổi mạnh

mẽ theo tất cả các ngành nghề kinh tế phát triển. Ngân hàng với vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế - đáp ứng cho những nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện được liên tục và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Thực chất là, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi chưa được hoạt động trong dân cư thành vốn được hoạt động, vốn được luân chuyển đến những cá nhân cần vốn đầu tư trong nền kinh tế. Như vậy, ngân hàng sẽ thu về gốc và lãi. Vì thế những cá nhân thực hiện vay vốn của ngân hàng phải có mục đích vay vốn hoặc phương án kinh doanh đem lại lợi nhuận để trả nợ vay cho ngân hàng, từ đó thúc đẩy ý tưởng sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đem lại về nguồn thu cho người đi vay, bên cạnh đó mang lại phúc lợi cho xã hội. Như vậy hiện nay ngành ngân hàng đang giữ vị trí chiến lược trong sự phát riển chung của toàn đất nước, bởi hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ đem lại nguồn lợi cho cả ngân hàng, khách hàng mà còn cho cả xã hội.

Đối với ngân hàng thương mại: Hoạt động cho vay luôn đem lại lợi nhuận

cao nhất cho ngân hàng. Khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế hiện nay, các cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người càng ngày cao thì nhu cầu sử dụng và các dịch vụ tài chính ngày càng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay có trên 90 triệu người vì thế thị trường KHCN là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để ngân hàng có thể khai thác. Họ còn cung cấp một nguồn vốn tự tiết kiệm cá nhân. Vì vậy, tạo dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng cá nhân này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế NHTM

Đối với khách hàng cá nhận: Khách hàng sẽ được thỏa mãn vốn để kinh

doanh, chi tiêu, thanh tốn mà khơng cần đến nhiều thời gian sức lực tìm kiếm nơi cung ứng vốn. Cho vay KHCN là một hình thức tín dụng cho cá nhân và hộ gia đình giúp giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán. Như vậy người tiêu dùng được hưởng những lợi ích của hàng hóa dịch vụ trước khi họ tích lũy đủ tiền, những nhu cầu cấp bách được giải quyết một các nhanh chóng. Người vay có thể mở rộng đầu tư, sử dụng địn bẩy tài chính tăng thêm thu nhập. Ngồi ra, được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng giúp cho các hộ gia đình và cá nhân có thêm động lực, nguồn lực để vượt qua những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)