Tăng cường công tác quản trị cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)

5.2. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

5.2.5. Tăng cường công tác quản trị cho vay khách hàng cá nhân

- Trên thực tế, ngun nhân để rủi ro tín dụng xảy ra khơng phải tất cả đều do phương án vay vốn kém hiệu quả hay do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà cịn do cán bộ tín dụng khơng thực hiện việc kiểm tra và giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc ngân hàng khơng thể kiểm sốt được dòng tiền sau khi khách hàng kết thúc phương án kinh doanh và không phát hiện kịp thời việc những khách hàng có thể dùng nguồn tiền này để sử dụng sai mục đích như trong hợp đồng tín dụng đã ký... Vì vậy để khơng xảy ra RRTD đề nghị các cán bộ tín dụng phải thực hiện công việc kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường xuyên. Cụ thể:

+ Khi thực hiện giải ngân thì cán bộ tín dụng cần phải xem xét tính hợp lý giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các khoản chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng; khi giải ngân phải có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, cán bộ tín dụng động viên và khuyến khích khách hàng nhận nợ vay bằng hình thức chuyển khoản để tạo điều kiện cho việc kiểm sốt mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng được dễ dàng và thuận tiện hơn.

+ Phải lên kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng quý đến kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay căn cứ vào kết quả xếp hạng nội bộ,

uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng mà kế hoạch kiểm tra khác nhau. Trong qúa trình thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về tài sản bảo đảm của khách hàng để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý. Tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho, kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán. Các loại giấy tờ kiểm tra thì cần phải được sao chụp, thực hiện lưu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng khi kiểm tra. Đồng thời là việc thu thập được những thông tin quan trọng giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về công việc kinh doanh của khách hàng.

+ Sau khi thực hiện kiểm tra xong thì biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện được đầy đủ các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng, hiện trạng và giá trị TSBĐ tại thời điểm kiểm tra… Để từ đó ngân hàng có thể đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặt khác cũng phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó sẽ có những biện pháp để phịng ngừa và xử lý kịp thời, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay mang tính đối phó, qua loa.

+ Cán bộ tín dụng phải phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của RRTD như khi khách hàng vay thường xuyên nhưng chậm trả lãi, trả gốc, sự thay đổi của môi trường kinh doanh và tình hình thị trường có ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh,… để từ đó đưa ra những biện pháp xử lý một cách chủ động và kịp thời khi RRTD có nguy cơ xảy ra.

+ Bộ phận tín dụng cũng nên vấn tin CIC thường xuyên để có thể nắm bắt kịp thời các mối quan hệ tín dụng của khách hàng. Từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời khi RRTD phát sinh.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ:

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ tín dụng, Chi nhánh cần xây dựng một quy trình và các quy định thật chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành. Vì vậy, đề xuất các ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chun mơn cũng như bố trí cán bộ làm cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phịng khách hàng. Từ đó có những biện pháp phịng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng. Để công việc kiểm tra kiểm sốt nội bộ đạt hiệu quả, địi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ phải có sự hiểu biết về pháp luật, quy trình, quy định của ngành cũng như của hệ thống; có trình độ năng lực chun mơn cao; có khả năng nhận định và phân tích tình hình tài chính tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)