Doanh số thu nợ cho vay KHCN giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 65)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)

Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay KHCN thì doanh số thu nợ KHCN của chi nhánh cũng tăng đều hàng năm. Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, năm 2016 doanh số thu nợ đạt 1.845 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.986 tỷ đồng tăng 61,84% so với 2016. Doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên vào năm 2018 tăng 44,94% so với năm 2017 tức là đạt 4.328 tỷ đồng. Như vậy Chi nhánh đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cho vay ngày một nâng cao.

4.3.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay KHCN tại Vietcombank Lâm Đồng được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.3: Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)

Dư nợ cho vay KHCN bình quân trong những năm qua có những biến động và tốc độ tăng của năm sau đều cao hơn năm trước do mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững. Dư nợ cho vay KHCN năm 2016 là 917 tỷ đồng, đến năm 2017 là 1.501 tỷ đồng tăng 63,69% so với năm 2016, tăng 584 tỷ đồng. Dư nợ năm 2018 là 1.807 tỷ đồng, tăng 20,39% so với năm 2017, tăng 306 tỷ đồng dư nợ cho vay cá nhân. Dự nợ cho vay cá nhân tăng qua các năm càng khẳng định vị thế, khả năng mở rộng tiếp thị chi nhánh và những định hướng đúng đắn của lãnh đạo chi nhánh. Mặc dù chỉ tiêu này chưa phản ánh được chất lượng của những khoản vay nhưng cũng đã cho thấy hiệu quả của việc tìm kiếm khách hàng mới, phát huy thế mạnh trên thị trường góp phần thực hiện nhiệm vụ mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng.

Bảng 4.2: Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (t đổng) T trọng (%) Số tiền (t đổng) T trọng (%) Số tiền (t đổng) T trọng (%) Theo thời hạn

Ngắn hạn 641 69,90 948 63,16 1245 68,90

Trung, dài hạn 276 30,10 553 36,84 562 31,10

Theo mục đích sử dụng

- Cho vay SXKD 241 26,28 339 22,58 482 26,67

- Cho vay tiêu dùng 623 67,94 1087 72,42 1242 68,73

- Cho vay khác 53 5,78 75 5,00 83 4,59

Theo tài sản đảm bảo

Cho vay có TSĐB 890 97,06 1.459 97,20 1.753 97,01

Cho vay tín chấp 27 2,94 42 2,80 54 2,99

Tổng dƣ nợ 917 100 1.501 100 1.807 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018) Cơ cấu cho vay KHCN theo mục đích vay vốn

Theo Bảng 4.2 cho thấy được cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn trong những năm 2016-2018. Cho vay KHCN với mục đích tiêu dùng chiếm 67,94% trên tổng dư nợ vào năm 2016, chiếm 72,42% trên tổng dư nợ vào năm 2017, chiếm 68,73% trên tổng dư nợ vào năm 2018. Với chính sách lãi suất ưu đãi cho vay với mục đích tiêu dùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ổn định dân sinh nên trong những giai đoạn này, tăng trưởng cho vay tiêu dùng là điều dễ hiểu.

Cơ cấu cho vay KHCN theo thời gian vay vốn

Như đã phân tích,“những năm gần đây, nguồn tiền gửi có xu hướng giảm mạnh về kỳ hạn trung và dài hạn. Để phù hợp với xu hướng của thị trường vốn và đảm bảo định hướng của Hội sở chính, Vietcombank Lâm Đồng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn phù hợp với dòng tiền của khách hàng, tăng nhanh vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn KHCN giai đoạn 2016- 2018 luôn chiếm trên 50% trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Tỷ trọng cho vay KHCN kỳ hạn ngắn hạn ở năm 2016 chiếm 69,9%. Tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ

cho vay KHCN ngắn hạn chỉ còn 63,16% trên tổng dư nợ vay vốn, đến năm 2018 tăng lên chiếm 68,9% trên tổng dư nợ vay vốn. Dần dần cho vay KHCN kỳ hạn ngắn và dài khơng q chênh lệch. Việc này, nhìn chung là cơ cấu dịch chuyển theo chiều hướng tích cực.

Cơ cấu cho vay KHCN theo TSĐB

Ta thấy hình thức cho vay có TSĐB ln chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay cá nhân. Giai đoạn 2016-2018 dư nợ cho vay KHCN có TSĐB ln chiếm trên 97% trong tổng dư nợ cho vay KHCN, dư nợ cho vay khơng có TSĐB chiếm tỷ lệ rất nhỏ (gần 3%). Điều này cho thấy, chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản vay có TSĐB hơn là khơng có TSĐB vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thường là cho vay thế chấp quyền sử dụng đất, nhà cửa, ơ tơ hay các giấy tờ có giá khác. Cho vay khơng có tài sản đảm bảo ở đây chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên của Vietcombank Lâm Đồng và các cán bộ công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp cũng như kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nhờ đó, Vietcombank Lâm Đồng đã thu hút được một số lượng khơng nhỏ các món vay tín chấp từ các cán bộ cơng nhân viên có mức thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ.

4.3.4. Số lượng khách hàng cá nhân

Căn cứ vào cơng tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu những nhu cầu và thị hiếu của người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay cá nhân đến các khách hàng. Từ đó làm gia tăng số lượng khách hàng vay vốn theo thời gian. Sản phẩm cho vay KHCN được thiết kế linh hoạt phù hợp với nhu cầu vay của các khách hàng. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn của chi nhánh trong thời gian gần đây được thể hiện qua bảng và biểu đồ như sau:

Bảng 4.3: Số lƣợng khách hàng cá nhân Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017 /2016 So sánh 2018/ 2017 +/- T lệ +/- T lệ

% %

Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm cho vay

9.138 10.932 12.457 1.794 19,63 1.525 13,95

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)

Biểu đồ 4.4: Số lƣợng khách hàng cá nhân

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)

Kết quả hoạt động cho thấy,“Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác phát triển khách hàng mới và giữ vững thị phần khách hàng cũ. Nhìn tổng thể trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 số lượng KHCN của Chi nhánh tăng đáng kể. Năm 2016 số khách hàng đạt 9.138 khách hàng, nhưng đến năm 2017 đã đạt 10.932 khách hàng, tăng 1.794 lượt tương đương với tỷ lệ tăng 19,63% so với năm 2016. Năm 2018, số KHCN vay vốn tại chi nhánh là 12.457 khách hàng, tăng 1.525 khách hàng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng là 13,95%. Như vậy có thể thấy, Chi nhánh đã mở rộng quy mô hoạt động cho vay đối với KHCN. Để giải thích cho sự gia tăng này, phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là Vietcombank Lâm Đồng đã cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ.

4.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Trong số các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, Vietcombank được biết tới như một trong những ngân hàng có khả năng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp qua nhiều năm và

có quản lý thu hồi nợ và lãi tốt. Đó là nhờ chính sách tín dụng chặt chẽ mang tính chất thận trọng với hệ thống công nghệ hiện đại, bộ máy quản lý nợ hoạt động khá hiệu quả.

Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ cho vay KHCN (tỷ đồng) 917 1.501 1.807 Nợ quá hạn cho vay KHCN (tỷ đồng) 13,8 26,2 32,7 Nợ xấu cho vay KHCN (tỷ đồng) 3,1 6,3 9,4 Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN(%) 1,5 1,75 1,81 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (%) 0,34 0,42 0,52

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Vietcombank Lâm Đồng)

Biểu đồ 4.5: Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân từ 2016-2018

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Vietcombank Lâm Đồng)

Cơ cấu dư nợ KHCN được phản ánh qua 05 nhóm nợ, nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo bảng số liệu trên, nợ quá hạn KHCN của Chi nhánh qua các năm tăng lên. Năm 2016 nợ quá hạn KHCN chiếm 1,5% so với dư nợ KHCN; năm 2017 nợ quá hạn KHCN chiếm 1,75%. Đến năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn KHCN là 1,81% so với tổng dư nợ KHCN.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN của Vietcombank Lâm Đồng qua 3 năm mặc dù đều

ở mức cho phép nhưng có xu hướng tăng lên. Điều đó thể hiện chất lượng cho vay KHCN tại Chi nhánh chưa cao, vẫn tiềm ẩn rủi ro.

Biểu đồ 4.6: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Vietcombank Lâm Đồng)

Theo biểu đồ trên ta thấy hoạt động cho vay KHCN vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro bởi nợ xấu KHCN năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016 nợ xấu KHCN là 3,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,34% so với tổng dư nợ KHCN; Năm 2017 nợ xấu KHCN là 6,3 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2016; Năm 2018 nợ xấu KHCN tiếp tục tăng lên ở mức 9,4 tỷ đồng, tăng là 3,1 đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu KHCN năm 2018 là 0,52% có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ KHCN thì có 0,52 đồng nợ xấu KHCN, tức là chất lượng cho vay đối tượng KHCN của Chi nhánh duy trì ở mức vừa phải. Vậy, về mảng sản phẩm cho vay KHCN, Chi nhánh có thể ở mức rủi ro bình thường.

Nợ xấu KHCN và xử lý nợ xấu KHCN là vấn đề rất khó khăn đối với NHTM nói chung và Vietcombank Lâm Đồng nói riêng. Nếu khơng có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu KHCN tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh và hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế.

4.3.6. Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Với tốc độ tăng dư nợ cho vay KHCN cao như vậy trong giai đoạn 2016- 2018, hoạt động cho vay KHCN đã tạo ra lợi nhuận tương đối cao cho Chi nhánh và

được thể hiện qua bảng 4.5:

Bảng 4.5: Lợi nhuận từ cho vay KHCN từ 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 +/- % +/- %

Tổng lợi nhuận trước thuế

Tỷ

đồng 244 101 190 -143,0 -58,61 89,0 88,12

Dư nợ cho vay KHCN Tỷ

đồng 917 1.501 1.807 584,0 63,69 306,0 20,39

Lợi nhuận từ cho vay KHCN Tỷ đồng 22,5 31,3 45,7 11,9 61,34 14,4 46,01 LN cho vay KHCN/Tổng LN % 8,0 31,0 24,1 - - - - LN cho vay

KHCN/Dư nợ cho vay KHCN

% 2,1 2,1 2,5 - - - -

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018)

Thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ đạo của NHTM. Vì vậy chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đặt mục tiêu định hướng của ban lãnh đạo. Tại Vietcombank Lâm Đồng, lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân đạt mức khá cao và tăng trưởng qua các năm 2016-2018. Năm 2017 lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân là 31,3 tỷ đồng tăng 11,9 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 61,34%) so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân là 45,7 tỷ đồng tăng 14,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 46,01%) so với năm 2017.

Qua bảng trên cũng cho ta thấy, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh có tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, con số này cũng cho thấy lợi nhuận từ cho vay KHCN vẫn ở mức thấp trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Năm 2016 tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay KHCN trong tổng lợi nhuận đạt 8,0%, sang năm 2017 đạt 31% và năm 2018 đạt 24,1%.

Biểu đồ 4.7: T lệ lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Vietcombank Lâm Đồng từ 2016-2018)

Đồng thời cũng theo biểu đồ 4.7, khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN cũng tăng trong 3 năm gần đây. Xem xét chi tiết cho thấy cứ 100 đồng vốn Chi nhánh cho vay cá nhân năm 2016 thu được đồng 2,1 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2017 khơng có sự thay đổi và đến năm 2018 tăng lên là 2,5 đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là kết quả đáng khích lệ của Ban giám đốc và tồn bộ cán bộ, nhân viên Chi nhánh trong thời gian qua. Đây cũng là cơ sở để phát triển, cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho Chi nhánh.

4.4. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Lâm Đồng

4.4.1. Kết quả đạt được

Dư nợ tín dụng ngày càng tăng

Có thể thấy rằng, hoạt động cho vay KHCN tại Vietcombank Lâm Đồng đang ngày càng phát triển. Thể hiện ở xu hướng tăng lên qua các năm. Trong vòng 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, dư nợ cho vay KHCN đã có sự gia tăng đáng kể (tăng 890 tỷ đồng) để đạt mức 1.807 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Đây là một mức tăng trưởng đáng ghi nhận, chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN ngày càng được phát triển, uy tín của Chi nhánh ngày càng được củng cố.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ln ở mức an tồn

Với tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn ở mức an toàn chứng tỏ bộ phận đảm nhiệm khách hàng KHCN hoạt động có hiệu quả và kiểm sốt được tỷ lệ này. Tỷ lệ nợ xấu dù tăng lên nhưng đã được kiểm sốt và ln ở mức cho phép. Điều này cũng chứng tỏ, các cán bộ nhân viên đã thực hiện công tác thẩm định tương đối chặt chẽ, loại bỏ những khách hàng có tư cách, mục đích khơng tốt. Với những khách hàng có tư cách tốt nhưng gặp khó khăn trong việc chi trả thì các cán bộ đã tìm các biện pháp giúp đỡ khách hàng, thực hiện lại cơ cấu nợ cho hợp lí hơn.

Tạo dựng quan hệ ngày càng tốt đẹp đối với khách hàng KHCN

Phát triển cho vay KHCN về lâu về dài được thể hiện ở việc Ngân hàng tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Khách hàng ln lựa chọn Ngân hàng có sản phẩm ưu việt nhất, thái độ phục vụ nhiệt tình nhất. Do vậy việc tổng lượt khách hàng cá nhân của Chi nhánh tăng lên qua các năm cho thấy mối quan hệ ngày càng khăng khít, tốt đẹp đối với khách hàng.

Thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng lên

Cùng với việc tăng lên của dư nợ cho vay KHCN trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 thì doanh thu cũng như thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN cũng tăng lên. Đây là một phần doanh thu trong tổng doanh thu của Chi nhánh. Vì vậy, sự tăng lên đó của doanh thu cho vay KHCN đã góp phần làm tăng thu nhập của Chi nhánh.

Rủi ro của ngân hàng được phân tán

Nếu như trước đây, Vietcombank Lâm Đồng chỉ chú trọng tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thì thời gian gần đây, Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa đối tượng cho vay, ngoài khách hàng doanh nghiệp còn có khách hàng cá nhân. Các khoản cho vay khách hàng cá nhân với những ưu điểm như: khá phong phú cả về lãi suất, điều kiện cho vay, thời hạn và phương thức vay nên rủi ro của Chi nhánh được phân tán, từ đó giảm được áp lực rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn.

Phát triển cho vay khách hàng cá nhân còn giúp Chi nhánh tối thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với số lượng khách đi vay là khá lớn đã góp phần giúp Chi nhánh phát triển thêm các dịch vụ khác như: Thanh toán tiền mua hàng qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà, internet banking... làm tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh, góp phần quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 65)