CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1.2. Đặc điểm tín dụng bán lẻ
Ngoài một số đặc điểm giống như đặc điểm chung của tín dụng ngân hàng, hoạt động TDBL cịn một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất về đối tượng khách hàng tín dụng bán lẻ: Đối tượng cho vay khách
hàng bán lẻ là các cá nhân và hộ gia đình, những khách hàng có nhu cầu vay vốn để bổ sung nguồn vốn phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình. Khác với cho vay các tổ chức kinh tế, KHBL thường có số lượng lớn, nhu cầu vay vốn rất phong phú đa dạng nhưng có tính chất thời vụ, thời điểm không thường xuyên liên tục.
Thứ hai về quy mô và số lượng khách hàng vay: Quy mô các khoản vay thường
nhỏ lẻ, giá trị thấp so với cho vay khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Mặc dù, quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tất cả các khách hàng cho vay của tổ chức tín dụng.
Thứ ba về lãi suất: Các ngân hàng nhận thấy chi phí liên quan cho vay KHBL
thường lớn nên khi cho vay KHBL lãi suất cho vay thông thường thường cao hơn các đối tượng khách hàng khác để bù đắp. Đặc điểm này có nguồn gốc từ TDBL có số lượng khách hàng rất nhiều tuy nhiên mỗi khoản vay thường nhỏ lẻ, giá trị khoản vay ít, do đó sẽ phát sinh rất nhiều chi phí về thẩm định và xét duyệt cho vay, chi phí quản lý hồ
sơ,… ngồi ra cịn tốn kém về chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nguồn nhân lực,… Để bù đắp chi phí và thu về lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao và khách hàng này ít khi quan tâm đến lãi suất khi vay, chủ yếu phong cách phục vụ nhanh lẹ, không phải chờ đợi lâu khi khách hàng cần vốn vay.
Thứ tư về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân rất phong phú đa
dạng, có các nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ thu nhập lương, thu nhập khác.., Nguồn trả nợ này có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ.
Thứ năm về nhu cầu vay: Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân có thể phục vụ
cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chủ yếu hướng tới tiêu dùng do nhu cầu đa dạng trong đời sống của cá nhân cùng với sự phát triển của xã hội người dân càng có xu hướng vay vốn để nâng cao đời sống.
Thứ sáu về rủi ro: Khi cho vay đối tượng KHBL là cá nhân, hộ gia đình những
khách hàng này tình hình tài chính thường khơng ổn định, dễ biến động theo trình trạng cơng việc, mức thu nhập và tình trạng sức khỏe...Mặc khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức sản xuất theo tập qn thói quen, áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.. nên khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Vì vậy, đối với các đối tượng cho vay KHBL có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn. Cụ thể khi cho vay các đối tượng này những rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt, như: người vay bị sa thải thất nghiệp, gặp các sự cố ngoài ý muốn (tai nạn, sản xuất kinh doanh thua lỗ, phá sản..), khơng cịn khả năng lao động dẫn đến không có nguồn trả nợ ngân hàng.
Thứ bảy, tín dụng bán lẻ là cơ sở phát triển dịch vụ ngân hàng khác: Do đặc
điểm của tín dụng bán lẻ là số lượng khách hàng lớn, với nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, thơng qua hoạt động tín dụng bán lẻ có thể giúp cho các TCTD bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo hiểm, thẻ...
3.1.3. Vai trò của tín dụng bán lẻ
3.1.3.1. Đối với các ngân hàng thương mại:
Một là, tín dụng bán lẻ đóng góp một phần lợi nhuận và phân tán rủi ro:
Đặc điểm TDBL đối tượng vay chủ yếu là khách hàng cá nhân, khi cho vay thì lãi suất cho vay thường cao hơn khách hàng doanh nghiệp, dẫn đến lãi biên chênh lệch lớn nên lợi nhuận cho vay khách hàng hàng bán lẻ thường cao. Bên cạnh đó, số lượng các khoản vay TDBL khá nhiều, giá trị khoản vay thường nhỏ lẻ nên có thể phân tán được rủi ro.
Hai là, nâng cao uy tín, thương hiệu và sức cạnh tranh của ngân hàng:
TDBL phát triển góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu uy tín ngân hàng vì đối tượng KHBL thường phong phú đa dạng, việc có nhiều KHBL và phục vụ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội với các yêu cầu khác nhau địi hỏi ngân hàng phải khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh nếu không muốn khách hàng rời bỏ ngân hàng.
Ba là, mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:
Nhờ hoạt động TDBL, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh tốn, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,... từ đó để đáp ứng các yêu cầu này từ phía khách hàng, khơng muốn thục lùi so với các TCTD khác, các ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệp và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên phong, vượt trội, hiện đại.
3.1.3.2. Đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình:
TDBL bổ sung thêm nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ sinh hoạt tiêu dùng, đồng thời góp phần năng cao đời sống tinh thần vật chất, cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh của các các nhân, hộ gia đình.
3.1.4. Các sản phẩm cho vay khách hàng bán lẻ
Các sản phẩm cho vay dành cho KHBL được phát triển và thiết kế tương tự như sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có những nét đặc thù riêng của từng NHTM.
3.1.4.1. Cho vay khách hàng bán lẻ.
Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay lưu động và mua sắm tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của khách hàng nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của các cá nhân hộ gia đình.
Cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng dành cho KHBL nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở và cơng trình gắn liền với đất; xây dựng, sửa chữa nhà của khách hàng.
Cho vay mua ô tô.
Cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản hoặc đảm bảo một phần bằng tài sản (cho vay cán bộ công nhân viên).
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Cho vay thơng qua hình thức phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Sản phẩm cho vay khác.
3.1.4.2. Bảo lãnh
Bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng (Bên bảo lãnh) cam kết với Bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh, khi Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hồn trả đầy đủ cả gốc, lãi, phí (nếu có) cho ngân hàng.
Các loại bảo lãnh thường sử dụng trong nghiệp vụ bảo lãnh, như:
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh đối ứng.
3.2. Phát triển tín dụng bán lẻ
Quan điểm của triết học duy vật biện chứng
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao (thay đổi về lượng), từ đơn giản đến phức tạp (thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (thay đổi về lượng- chất), do việc giải quyết mâu thuẩn trong bản thân sự vật gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất, và diễn ra theo xu hướng phủ định của phủ định (8).
Như vậy, theo khái niệm này thì phát triển được hiểu là sự gia tăng lên về chất lượng và số lượng.
Do vậy, vận dụng vào trong lĩnh vực TDBL được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng như sau:
Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ cho
vay khách hàng bản lẻ tại ngân hàng (tăng về lượng).
Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng dư nợ cho vay
khác hàng bán lẻ trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng bán lẻ, đồng thời tăng chất lượng tín dụng bán lẻ (tăng về lượng và chất).
Như vậy, TDBL là q trình phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm TDBL, khách hàng cá nhân nhằm điều chỉnh cơ cấu tín dụng bán lẻ hợp lý về quy mơ tín dụng, thời gian cho vay, ngành nghề cho vay, chất lượng tín dụng và sản phẩm tín dụng bán lẻ.
3.3. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ 3.3.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ 3.3.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ
Thể hiện qua số dư nợ cho vay vốn tại từng thời điểm, từ đó thể hiện được quy mô hoạt động TDBL của các NHTM. Các ngân hàng căn cứ vào tăng trưởng dư nợ cho vay, số dư cho vay, doanh số thu nợ, doanh số cho vay để hoạch định chiến lược cho vay vốn nhằm đạt được các mục tiêu và định hướng kinh doanh đặt ra. Chỉ tiêu về tăng quy mô TDBL
DN1 – DN0
Tăng trưởng dư nợ bán lẻ = x 100% DN0
Trong đó: DNo là dư nợ cho vay bán lẻ năm trước; DN1 là dư nợ cho vay bán lẻ năm sau
Thị phần TDBL: Là tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ của một NHTM
trên tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ của các TCTD trên cùng địa bàn kinh doanh, qua đó NHTM xem xét quy mơ cho vay khách hàng bán lẻ so với các TCTD khác, các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn.
Thị phần cho vay TDBL của NH trên thị trường tính bằng tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng đó trong tổng dư nợ huy động/cho vay doanh của tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Dư nợ TDBL của Ngân hàng A
Thị phần TDBL = x 100% Tổng dư nợ TDBL của các TCTD trên địa bàn
3.3.2. Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ:
Phản ánh sự đa dạng về loại hình, đối tượng cho vay, ngành nghề cho vay, mục đích cho vay, kỳ hạn cho vay, qua đó NHTM xem xét cơ cấu có phù hợp với thị trường để có các chiến lược tiếp thị vào các đối tượng khách hàng nhằm đạt được kế hoạch đề ra. Nó được đánh giá thơng qua:
Dư nợ cho vay khách hảng bán lẻ theo sản phẩm, ngành nghề, kỳ hạn..
Tỷ trọng sản phẩm TDBL = x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ
3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ:
Phản ánh chất lượng hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ. Nếu một ngân hàng phát sinh tỷ lệ nợ xấu cao thì nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng lên hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Dư nợ xấu cho vay khách hàng bán lẻ
+Tỷ trọng nợ xấu cho vay bán lẻ = x 100% trên dư nợ bán lẻ Dự nợ cho vay khách hàng bán lẻ
Dư nợ xấu cho vay bán lẻ
+Tỷ trọng nợ xấu cho vay bán lẻ = x 100% trên tổng dư nợ Tổng dư nợ
Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 05/06/2014 về việc Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Theo đó, NHNN quy định các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ chuẩn); Nhóm 2 (Nợ chú ý); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) và Nợ nhóm “Nợ xấu” là các khoản nợ được TCTD phận loại vào nhóm 3, 4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu của một tổ chức tín dụng càng thấp càng tốt. Thơng thường mức được gọi là an tồn trong hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ cho vay.
3.3.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ:
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự thành công và hiệu quả trong quá trình phát triển TDBL ở các NHTM và thực tế ngày nay theo các báo cáo tài chính được cơng bố hàng năm, TDBL mang lại một phần lợi nhuận cho các NHTM.
Hiệu quả hoạt động TDBL được phản ánh thông qua thu nhập từ TDBL hoặc tỷ trọng thu lãi từ TDBL trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác liên quan động tín dụng với thu lãi đầu ra.
Thu nhập TDBL= Thu từ TDBL – Chi phí cho TDBL
Thơng qua thu nhập TDBL có thể giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động TDBL trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng, đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển TDBL trong tương lai.
3.3.6. Tính minh bạch và ổn định trong chính sách cho vay
Trong kinh doanh để ổn định và phát triển lâu dài thì tính minh bạch, rõ ràng là yếu tố được đặt lên hàng đầu, tiền đề quan trọng để phát triển bền vững lĩnh vực ngành nghề và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng vậy. Trong hoạt động tín dụng sự minh bạch và ổn định thể hiện ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về lãi suất cho vay: Hiện nay các ngân hàng cho vay với hai phương
thức xác định lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất điểu chỉnh (lãi suất thả nổi); cách tính lãi vay trên số dư nợ giảm dần, biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Vấn đề lãi suất quyết định chi phí và thu nhập của NHTM.
Thứ hai, cam kết giải ngân: Ngân hàng sẵn lòng thực hiện giải ngân khi khách
hàng có yêu cầu theo thuận trong hợp đồng cho vay giữa NHTM và khách hàng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực khi khách hàng thực hiện đúng cam kết giải ngân trong hợp đồng cho vay đã ký.
Thứ ba, các loại phí liên quan đến hồ sơ cho vay: Thông thường khi phát sinh
nhu cầu vay vốn, ngoài lãi suất đi vay khách hàng vay phải trả, để bù đắp thêm các chi phí trong q trình cho vay ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận thu các loại phí như sau: phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản, phí thẩm định tài sản đảm bảo …
Tóm lại, khi các ngân hàng đều cung cấp các sản phẩm gần giống nhau, khơng có điểm gì vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, để thu hút khách hàng thì tiêu chí minh
bạch, ổn định trong chính sách cho vay có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc ra đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng.
3.3.5. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến tín dụng bán lẻ
Ngày nay TDBL không chỉ đơn thuần là hoạt động cho vay bán lẻ, lợi nhuận có được do sự chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra diễn ra ở nghiệp vụ cho vay, mà còn mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đi kèm theo sản phẩm vay, để người đi vay hoặc khách hàng có thể trãi nghiệm nhiều tiện ích dịch vụ ngân hàng, cũng như tận dụng