Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ

3.3.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ

Thể hiện qua số dư nợ cho vay vốn tại từng thời điểm, từ đó thể hiện được quy mơ hoạt động TDBL của các NHTM. Các ngân hàng căn cứ vào tăng trưởng dư nợ cho vay, số dư cho vay, doanh số thu nợ, doanh số cho vay để hoạch định chiến lược cho vay vốn nhằm đạt được các mục tiêu và định hướng kinh doanh đặt ra. Chỉ tiêu về tăng quy mô TDBL

DN1 – DN0

 Tăng trưởng dư nợ bán lẻ = x 100% DN0

Trong đó: DNo là dư nợ cho vay bán lẻ năm trước; DN1 là dư nợ cho vay bán lẻ năm sau

 Thị phần TDBL: Là tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ của một NHTM

trên tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ của các TCTD trên cùng địa bàn kinh doanh, qua đó NHTM xem xét quy mô cho vay khách hàng bán lẻ so với các TCTD khác, các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn.

Thị phần cho vay TDBL của NH trên thị trường tính bằng tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng đó trong tổng dư nợ huy động/cho vay doanh của tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Dư nợ TDBL của Ngân hàng A

Thị phần TDBL = x 100% Tổng dư nợ TDBL của các TCTD trên địa bàn

3.3.2. Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ:

Phản ánh sự đa dạng về loại hình, đối tượng cho vay, ngành nghề cho vay, mục đích cho vay, kỳ hạn cho vay, qua đó NHTM xem xét cơ cấu có phù hợp với thị trường để có các chiến lược tiếp thị vào các đối tượng khách hàng nhằm đạt được kế hoạch đề ra. Nó được đánh giá thơng qua:

Dư nợ cho vay khách hảng bán lẻ theo sản phẩm, ngành nghề, kỳ hạn..

Tỷ trọng sản phẩm TDBL = x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ

3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ:

Phản ánh chất lượng hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ. Nếu một ngân hàng phát sinh tỷ lệ nợ xấu cao thì nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng lên hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Dư nợ xấu cho vay khách hàng bán lẻ

+Tỷ trọng nợ xấu cho vay bán lẻ = x 100% trên dư nợ bán lẻ Dự nợ cho vay khách hàng bán lẻ

Dư nợ xấu cho vay bán lẻ

+Tỷ trọng nợ xấu cho vay bán lẻ = x 100% trên tổng dư nợ Tổng dư nợ

Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 05/06/2014 về việc Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Theo đó, NHNN quy định các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ chuẩn); Nhóm 2 (Nợ chú ý); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) và Nợ nhóm “Nợ xấu” là các khoản nợ được TCTD phận loại vào nhóm 3, 4 và 5.

Tỷ lệ nợ xấu của một tổ chức tín dụng càng thấp càng tốt. Thơng thường mức được gọi là an tồn trong hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ cho vay.

3.3.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ:

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự thành cơng và hiệu quả trong q trình phát triển TDBL ở các NHTM và thực tế ngày nay theo các báo cáo tài chính được cơng bố hàng năm, TDBL mang lại một phần lợi nhuận cho các NHTM.

Hiệu quả hoạt động TDBL được phản ánh thông qua thu nhập từ TDBL hoặc tỷ trọng thu lãi từ TDBL trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác liên quan động tín dụng với thu lãi đầu ra.

Thu nhập TDBL= Thu từ TDBL – Chi phí cho TDBL

Thơng qua thu nhập TDBL có thể giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động TDBL trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng, đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển TDBL trong tương lai.

3.3.6. Tính minh bạch và ổn định trong chính sách cho vay

Trong kinh doanh để ổn định và phát triển lâu dài thì tính minh bạch, rõ ràng là yếu tố được đặt lên hàng đầu, tiền đề quan trọng để phát triển bền vững lĩnh vực ngành nghề và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng vậy. Trong hoạt động tín dụng sự minh bạch và ổn định thể hiện ba vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về lãi suất cho vay: Hiện nay các ngân hàng cho vay với hai phương

thức xác định lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất điểu chỉnh (lãi suất thả nổi); cách tính lãi vay trên số dư nợ giảm dần, biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Vấn đề lãi suất quyết định chi phí và thu nhập của NHTM.

Thứ hai, cam kết giải ngân: Ngân hàng sẵn lòng thực hiện giải ngân khi khách

hàng có yêu cầu theo thuận trong hợp đồng cho vay giữa NHTM và khách hàng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực khi khách hàng thực hiện đúng cam kết giải ngân trong hợp đồng cho vay đã ký.

Thứ ba, các loại phí liên quan đến hồ sơ cho vay: Thông thường khi phát sinh

nhu cầu vay vốn, ngoài lãi suất đi vay khách hàng vay phải trả, để bù đắp thêm các chi phí trong q trình cho vay ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận thu các loại phí như sau: phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản, phí thẩm định tài sản đảm bảo …

Tóm lại, khi các ngân hàng đều cung cấp các sản phẩm gần giống nhau, khơng có điểm gì vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, để thu hút khách hàng thì tiêu chí minh

bạch, ổn định trong chính sách cho vay có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc ra đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng.

3.3.5. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến tín dụng bán lẻ

Ngày nay TDBL không chỉ đơn thuần là hoạt động cho vay bán lẻ, lợi nhuận có được do sự chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra diễn ra ở nghiệp vụ cho vay, mà còn mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đi kèm theo sản phẩm vay, để người đi vay hoặc khách hàng có thể trãi nghiệm nhiều tiện ích dịch vụ ngân hàng, cũng như tận dụng triệt để các nguồn thu nhập ngoài lãi vay từ việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Mỗi NHTM do đặc thù kinh doanh và xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng mình mà việc ban hành các sản phẩm bán chéo bán thêm khác nhau, để cung cấp cho các khách hàng của ngân hàng mình những sản phẩm dịch vụ có chất lượng, các sản phẩm ngân hàng có lợi thế để cạnh tranh với các TCTD khác. Tại Việt Nam các sản phẩm dịch vụ mà các NHTM cung cấp có những sản phẩm gần như tương đồng nhau trong công tác huy động vốn khách hàng cá nhân, thẻ ATM, phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng số, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh...

3.3.7. Hệ thống kênh phân phối

Các NHTM chủ yếu sử dụng các kênh phân phối truyền thống và hiện đại đề phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, các kênh phân phối được thể hiện cụ thể, sau đây:

Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng phòng/điểm giao dịch và các

chi nhánh, các đơn vị trực thuộc NHTM, và việc chọn vị trí để đặt trụ sở giao dịch theo đặc điểm vùng miền, vị trí địa lý, tại những nơi thuận tiện để tối ưu hóa lợi thế khi giao dịch với khách hàng.

Khách hàng cá nhân thường số lượng đơng và có tâm lý ngại đi xa, thích các điểm giao dịch, chi nhánh ngân hàng gần, nếu các ngân hàng đối thủ có nhiều điểm giao dịch và hiện diện khắp nơi thì đó là một lợi thế của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng với một mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng

ở nhiều địa bàn. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều mạng lưới nhưng hoạt động khơng phát huy hiệu quả thì đó lại là một gánh nặng về chi phí cho ngân hàng.

Kênh phân phối hiện đại: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi

hình thức phân phối truyền thống, buộc các ngân hàng phải phát triển kênh phân phối hiện đại dựa trên sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh... Chỉ cần các thiết bị được kết nối mạng với nhau, khách hàng có thể ở tại nhà, văn phịng có thể thực hiện các chương trình cho vay trực tuyến và thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy, việc triển khai cơng nghệ ngân hàng hiện đại, đặc biệt thời đại công nghệ 4.0 là điều cực kỳ quan trọng, thông qua kênh phân phối hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian giao dịch, các giao dịch tương đối bảo mật an toàn.... giúp ngân hàng giảm bớt áp lực như kênh phân phối truyền thống về phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng/điểm giao dịch và cắt giảm được nhân sự dư thừa/tuyển dụng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)