CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre
4.1.2 Tỷ trọng và cơ cấu phát triển tín dụng bán lẻ
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng bán lẻ tại VietinBank Bến Tre
Đơn vị: triệu đồng,%
Dư nợ theo đối tượng phân khúc khách hàng bán lẻ
2016 2017 2018 So sánh (%)
Giá trị Giá trị Giá trị 2017/
2016
2018/ 2017
Khách hàng cá nhân 1,114,970 1,235,236 1,329,137 10.79 7.6 Khách hàng doanh nghiệp siêu
vi mô 122,080 133,422 125,236 9.29 -6.14
Tổng 1,237,050 1,368,658 1,454,373 10.64 6.26
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Bến Tre năm 2016 đến 2018)
Hình 4.1: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng bán lẻ tại VietinBank Bến Tre 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000
Năm Năm Năm
2016 2017 2018
Về hoạt động cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ cho vay lớn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ tại chi nhánh, lần lượt qua các năm là 2016 (90,13 %), 2017(90,25%), 2018 (91,39%). Từ đó cho thấy, dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ vẫn tập trung ở khách hàng cá nhân, đây là lượng khách hàng chủ lực quan hệ tín dụng với chi nhánh trong những năm qua và chiến lược trong thời gian tới. Vấn đề cần lưu ý ở đây là việc tăng trưởng dư nợ phân khúc bán lẻ vẫn đều qua các năm nhưng lại không đồng đều giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp siêu vi mơ, thậm chí năm 2018 lại giảm 6,14% so với năm 2017. Trong khi đó, tồn tỉnh các loại hình doanh nghiệp này gần 3.000 doanh nhiệp đang hoạt động10, trong khi đó khách hàng đang quan hệ tiền vay với chi nhánh hiện chỉ hơn 60 khách hàng doanh nghiệp siêu vi mơ. Vì vậy, việc khai thác đối tượng khách hàng doanh nghiệp siêu quy mơ này cịn rất nhiều tiềm năng để chi nhánh phát triển cho vay và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, xét theo cơ cấu ngành nghề cho vay, cho thấy dư nợ tín dụng chưa có sự khơng đồng đều giữa các ngành nghề cho vay.
Bảng 4.3. Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo ngành nghề tại VietinBank Bến Tre Đơn vị: triệu đồng,% Dư nợ khách hàng bán lẻ theo ngành nghề 2016 2017 2018 So sánh (%)
Giá trị Giá trị Giá trị 2017/
2016
2018/ 2017
Công nghiệp 15,654 17,291 18,37 10.46 6.26
Nông nghiệp nông
thôn 933,941 1,007,067 1,074,406 7.83 6.69 Thương mại, dịch vụ 157,061 173,772 184,546 10.64 6.20 Xây dựng 6,794 17,054 12,168 151.02 -28.65 Tiêu dùng 67,755 78,564 85,085 15.95 8.30 Khác 55,845 74,910 79,795 34.14 6.52 Tổng 1,237,050 1,368,658 1,454,373 10.64 6.26
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Bến Tre năm 2016 đến 2018)
Dư nợ cho vay phân khúc bán lẻ vẫn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cụ thể năm 2016 là 933.941 triệu đồng, chiếm 75,49% trên dư nợ tín dụng phân khúc bán lẻ, và lĩnh vực cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn này luôn ổn định và tăng liên tục qua các năm 2017 là 1.007.067 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,83%, năm 2018 là 1.074.406 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 6,69% so với năm 2017; lĩnh vực chiếm tỷ lệ tương đối lớn sau cho vay nông nghiệp nông thôn là ngành thương mại, dịch vụ, tiêu dùng. Việc Chi nhánh cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ nhằm phục vụ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre, cũng như định hướng Vietinbank. Tuy nhiên, lĩnh vực này ln tìm ẩn nhiều rủi ro trong q trình cấp tín dụng cho vay, do giá cả nông thủy hải sản thường xuyên biến động, đầu vào ra không ổn định, người nông dân do phong tục tập quán, thường chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất kinh doanh theo xu hướng có lợi tức thời, chưa có tính ổn định và bền vững. Mặc dù, thời gian qua có sự kết hợp giữa các bộ ngành và cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp nhằm liên kết giữa các nhà, nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nơng sản nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn và cần phải tiếp tục thực hiện lâu dài. Vì vậy, chi nhánh cần thận trọng trong việc cấp tín dụng cho vay lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn (NNNT). Bên cạnh đó, với chính sách giá bán vốn FTP của Vietinbank cho chi nhánh khi cho vay NNNT với giá bán vốn cao (hiện tại 5,5%/năm), trong khi đó đầu ra cho vay lãi suất chương trình NNNT bị khống chế trần lãi suất theo quy định của NHNN theo TT08 (11), các khoản lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên(trong đó có NNNT) tối đa 6,5%/năm. Điều này là thách thức thực sự khó khăn trong q trình cho vay phân khúc bán lẻ nói riêng và việc tăng trưởng tín dụng chung của chi nhánh, vừa đảm bảo cung cấp vốn cho phát triển kinh tế địa phương, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận theo kế hoạch của Vietinbank giao.
(11) Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014, Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của
Bảng 4.4. Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo mục đích vay tại VietinBank Bến Tre Đơn vị: triệu đồng, % Dư nợ tín dụng khách hàng bán lẻ theo mục đích vay 2016 2017 2018 So sánh (%)
Giá trị Giá trị Giá trị 2017/
2016
2018/ 2017
Chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi 587,889 591,850 599,460 0.67 1.29 Thủy sản 230,281 280,830 312,020 21.95 11.11 Các sản phẩm nông nghiệp khác 238,536 251,090 255,350 5.26 1.70 Phân bón 97,650 105,000 129,740 7.53 23.56 Sản phẩm bán lẻ 63,640 77,610 103,960 21.95 33.95 Khác 19,055 62,278 53,843 226.83 -13.54 Tổng 1,237,050 1,368,658 1,454,373 10.64 6.26
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Bến Tre năm 2016 đến 2018)
Qua số liệu cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn các sản phẩm cho vay lại tập trung vào mục đích chăn ni (chăn ni heo thịt, heo nái và thức ăn gia súc), thủy sản (ni trồng, đóng tàu và đánh bắt thủy hải sản xa bờ). Cụ thể, đối với mục đích chăn ni và kinh doanh thức ăn gia súc, năm 2016 dư nợ cho vay chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc là 587.889 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,52% tổng dư nợ cho vay phân khúc bán lẻ và dư nợ này không tăng nhiều nhưng tăng đều qua các năm, lần lượt là năm 2017 là 591.850 triệu đồng, tăng 0,67% so với năm 2016, năm 2018 là 599.460 triệu đồng, tăng 1,29% so với năm 2017. Cịn đối với mục đích cho vay thủy sản dư nợ cho vay năm 2018 là 312.020 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,45% trên dư nợ cho vay phân khúc KHBL, và tăng 11,11% so với năm 2017. Mặc dù hai mục đích vay chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ phân khúc KHBL, nhưng những mục đích vay này là những ngành tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra rủi ro, đặc biệt ngành chăn nuôi heo, thời gian qua thị trường luôn bắp bênh, giá cả lên xuống thất
thường, cộng với các dịch bệnh thường xun xảy ra, dịch bệnh lỡ mồm lơng móng các năm 2016-2018, dịch tả lợn châu phi hiện nay (2018), đã làm lao đao ngành chăn ni heo; cịn đối với mục đích thủy sản, đối tượng này chủ yếu là cho vay đóng tàu khai thác thủy sản và đánh bắt xa bờ, các tàu cho vay đều có cơng sức nhỏ, bằng vỏ gỗ, cách thức khai thác truyền thống, chưa áp dụng nhiều các kỹ thuật công nghệ vào đánh bắt cá, các ngư trường khai thác ngày càng cạn kiệt, chi phí khai thác ngày càng lớn do giá nguyên liệu xăng dầu và nhân công ngày càng tăng, dẫn đến việc khai thác thủy hải sản có những khó khăn thách thức, ảnh hưởng đến người đi vay và ngân hàng cho vay. Chính quyền các cấp cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ khích thích các ngành này phát triển, nhằm ổn định tránh bị khủng hoảng, giảm thiệt hại cho người nơng dân, ngư dân khi có những điều khơng mong muốn xảy ra nhưng trong tương lai lĩnh vực này vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức.
Bảng 4.5. Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo kỳ hạn tại VietinBank Bến Tre Đơn vị: triệu đồng,% Dư nợ tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ theo kỳ hạn vay 2016 2017 2018 So sánh (%)
Giá trị Giá trị Giá trị 2017/
2016 2018/ 2017 Ngắn hạn 912,327 1,031,238 1,125,721 13.03 9.16 Trung dài hạn 324,723 337,420 328,652 3.91 -2.60 Tổng 1,237,050 1,368,658 1,454,373 10.64 6.26
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Bến Tre năm 2016 đến 2018)
Căn cứ số liệu dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ (KHBL) trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy có sự tăng trưởng nhưng khơng đồng đều giữa các kỳ hạn vay. Tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 cao hơn tăng trưởng cho vay trung dài hạn, trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2018 giảm và có tăng nhẹ năm 2017.
Dư nợ cho vay ngắn hạn phân khúc KHBL của Vietinbank Bến Tre năm 2016 đạt 912.327 triệu đồng, chiếm 73,75%/tổng dư nợ cho vay theo phân khúc KHBL. Năm 2017 dư nợ ngắn hạn đạt 1.031.238 triệu đồng, chiếm 75,35%/ tổng dư nợ cho vay theo phân khúc KHBL, tăng 118.911 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,03% so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ ngắn hạn theo phân khúc KHBL đạt 1.125.721 triệu đồng, chiếm 77,04%/ tổng dư nợ cho vay theo phân KHBL, tương đương tỷ lệ tăng 9,16% so với năm 2017.
Dư nợ cho vay trung dài hạn theo phân khúc KHBL tại Vietinbank Bến Tre năm 2016 đạt 324.723 triệu đồng, chiếm 26,25%/tổng dư nợ cho vay theo phân khúc KHBL. Năm 2017 dư nợ trung dài hạn hạn đạt 337.420 triệu đồng, giảm 12.697 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,91% so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ trung dài hạn theo phân khúc KHBL đạt 328.652 triệu đồng, giảm 8.768 triệu đồng, tương đương giảm 2,6% so với năm 2017.
Nguyên nhân tăng trưởng mạnh cho vay ngắn hạn theo phân KHBL, bắt nguồn từ việc Vietinbank Bến Tre thực hiện một cách tích cực và đúng chủ trương của Trụ sở chính để tăng tưởng tín dụng ngắn hạn bằng các chương trình ưu đãi theo Nghị định của Chính phủ, cũng như hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước như: chương trình cho vay ưu đãi 5 lĩnh vực ưu tiên theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, đặc biệt trong 5 lĩnh vực ưu đãi là cho vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh và cung cấp nhu cầu vốn kịp thời của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Ngoài ra Vietinbank Bến Tre cịn áp dụng các chương trình ưu đãi khác của Vietinbank như: ưu đãi lãi suất nhỏ ước mơ lớn, ưu đãi lãi gắn kết thỏa sức vay...... nhằm tăng trưởng tín dụng ngắn hạn một cách an tồn hiệu quả. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn và lĩnh vực ưu tiên nên bị khống chế lãi suất trần ngắn hạn của NHNN nên hiệu quả cho vay chưa cao.
Thật vậy, mặc dù thời gian qua dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay phân khúc KHBL ln có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2018 và với những khó khăn thách thức của các ngành nghề, vào các lĩnh vực mà chi nhánh cho vay nhưng bằng với việc thẩm định chặt chẻ, kiểm tra giám sát được đối tượng, mục đích vay một cách hợp
lý. Chi nhánh đã quản lý kiểm soát chất lượng dự nợ cho vay ở phân khúc khách hàng này khá tốt.