4 Vấn đề sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre

4.2.2 4 Vấn đề sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trong thời gian qua, Vietinbank không ngừng đổi mới, ban hành nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng nhằm hạn chế và giảm dần các giao dịch thủ công trực tiếp tại các điểm quầy giao dịch và đẩy nhanh sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm tăng tỷ lệ giao dịch ngoài quầy, giảm thiểu tác nghiệp cho các giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng và nhân viên chi nhánh nhưng tỷ lệ giao dịch tại quầy vẫn còn cao chưa đáp ứng được kỳ vọng. Đối với các dịch vụ thanh toán, khách hàng từng bước sử dụng dịch vụ ngân hàng như thanh toán các giao dịch mua bán, tiền điện, tiền nước, nộp thuế qua hình thức online.... qua các thiết bị có kết nối mạng internet như máy tính, laptop, máy tính bảng hay điện thoại thơng minh, khi cài đặt các ứng dụng sản phẩm ngân hàng cung cấp như Ipay, Pos, Efast và biến động số dư tài khoản thanh toán hay nhắc nợ vay tự động qua SMS banking, gửi tiết kiệm online…. Khi sử dụng các dịch vụ này thì khách hàng phải trả phí cho dù khách hàng khơng giao dịch trực tiếp tại quầy, trong khi đó có rất nhiều giao dịch tại quầy mất rất nhiều thời gian tác nghiệp giao dịch nhưng đa số được miễn giảm phí giao dịch. Điều này, cho thấy một nghịch lý và chưa thật sự khuyến khích khách hàng sử dụng các tiện ích ngân hàng điện tử. Chưa kể trong thời gian mới triển khai, marketing, quảng bá hình ảnh chi nhánh

cịn phải giảm miễn phí cho khách hàng/người sử dụng để có thể tiếp cận nắm bắt sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp và các sản phẩm thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế có rất nhiều thẻ phát hành chưa kích hoạt hay active số dư nhưng khơng có số dư mang lại hiệu quả hoạt động chưa cao.

4.2.2.5. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác.

Các ngân hàng hiện nay hầu hết đều xác định việc phát triển TDBL và các sản phẩm dịch vụ kèm phân khúc khách hàng bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong hoạt động kinh doanh nên việc cạnh tranh trong quá trình cho vay, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các tiện ích ngân hàng đều diễn ra khóc liệt. Điều này làm cho việc phát triển TDBL, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh cũng khơng ít cam go, đầy khó khăn thách thức phía trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)