CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank
Vietinbank Bến Tre.
Bên cạnh, những kết thành quả đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh phát triển TDBL tại chi nhánh thì hoạt động TDBL cũng cịn tồn tại những hạn chế nhất định và theo nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 và q trình cơng tác thực tế tại chi nhánh, tác giả nhận thấy các hạn chế phát triển TDBL do những nguyên nhân, sau đây
4.3.1 Quản lý nhân sự và quy trình nghiệp vụ
Đối với cơng tác nhân sự: Mặc dù công tác nhân sự được chi nhánh quan tâm
nhân lực chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại cần phải có cái nhìn và sự đối mới trong tư duy để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nguyên nhân các tồn tại này xuất phát từ cách làm việc theo lối mòn, thiếu sáng tạo và chủ động trong công việc, cán bộ sau làm theo cán bộ trước máy móc rập khn, ít cập nhật quy trình chính sách khi thay đổi. Một bộ phận cán bộ có tâm lý e ngại, khơng muốn phát triển cho vay sản phẩm mới, phức tạp, chỉ tập trung vào các sản phẩm thông thường, đơn giản. Bên cạnh đó, cơng tác tự đào tạo của chi nhánh chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt một số cán bộ mới, thời gian thử việc lâu dài nhưng chưa đáp ứng đầy đủ công việc giao sau khi hết thời gian thử thách.
Đối với quy định/quy trình cho vay: Vietinbank ban hành nhiều sản phẩm cho
vay để có nhiều hình thức đối tượng cho vay nhưng chi nhánh khó áp dụng hoặc khi có phát sinh khó áp dụng tại chi nhánh do đặc thù kinh tế tỉnh nhà. Việc ban hành nhiều chương trỉnh sản phẩm nhưng chưa có sự khác biệt vượt trội để làm lợi thế, tiên phong trong việc tiếp thị khách hàng và cạnh tranh TCTD khác. Bên cạnh đó, khi thực hiện các cơng việc tác nghiệp cho vay trên hệ thống corebanking rất mất nhiêu thời gian, phải qua nhiều khâu thủ tục quy trình. Chưa kể việc ban hành nhiều văn bản nhưng việc truy xuất, theo dõi và sử dụng quy trình nghiệp vụ cho vay mất nhiều thời gian khi phát sinh các yêu cầu đó.
4.3.2. Cơ cấu danh mục cho vay
Để cải thiện hiệu quả từng khoản vay, nâng cao thu nhập cho vay phân khúc TDBL, chi nhánh xác định cần phải dịch chuyển sang ngành nghể cho vay khác, cụ thể từng bước cơ cấu lại cho vay lĩnh vực nông nghiệp thôn thôn, lĩnh vực tập trung dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Sau thời gian triển khai mặc dù bước đầu có những chuyển biến nhưng cịn chậm và chưa đạt sự kỳ vọng và yêu cầu chi nhánh đặt ra. Sự chậm chạm này do nhiều yếu tố tác động gây ra, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù kinh tế địa phương, một phần tâm lý ngại cho vay sản phẩm mới, ngành nghề khác của cán bộ và chi nhánh mất dần thị phần cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại thành phố Bến Tre hay các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống tiêu dùng. Trong khi đó, các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh/tiêu
dùng tại địa bàn thành thị thì khơng bị khống chế lãi suất trần theo quy định NHNN nên khi cho vay chi nhánh có thể chủ động thỏa thuận với khách hàng áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn các chương trình khác.
4.3.3. Mạng lưới hoạt động và năng suất lao động
Chi nhánh với lợi thế về mạng lưới hoạt động trãi dài khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre với 1 trụ sở chính vừa mới xây dựng và 7 phòng giao dịch(PGD), được trang bị đầy đủ cơ sở vất chất và nhân sự đầy đủ, để đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh ln trong trình trạng tốt nhất, tuy nhiên lợi thế này chưa phát huy quả theo đánh giá của Vietinbank và chi nhánh do năng suất lao động bình qn thấp, quy mơ các phòng giao chưa cao. Nguyên nhân xuất phát từ quy mô PGD thấp, như nghiệp vụ cốt lỗi trong kinh doanh số dư nợ cho vay và nguồn huy động các PGD ít, số lượng cán bộ PGD nhiều( định biên Vietinbank chi nhánh năm 2018 là 114 người nhưng hiện tại số lượng cán bộ chi nhánh là 124 người, dư 10 cán bộ so với định biên) dẫn đến năng suất lao động bình quân thấp. Mặt khác, PGD chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế trong hoạt động cho vay, tâm lý e ngại, cơ chế để thúc đẩy năng suất chưa hiệu quả (Theo quy định Vietinbank Kpi cán bộ trên 50% kế hoạch giao thì lãnh đầy đủ lương nhưng hiện tại chỉ tiêu này tại các PGD/cán bộ thông thường đã lớn hơn 50% kế hoạch giao) nên không tạo động lực/động viên lớn cho cán bộ thúc đẩy năng suất lao động.
4.3.4. Triển khai các sản phẩm bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Để giảm áp lực và không mất nhiều thời gian cho các cán bộ giao dịch của ngân hàng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hiện đại tiện ích (Dịch vụ chuyển tiền và gửi tiết kiệm online, dịch vụ Ipay cho cá nhân, dịch vụ Efast cho doanh nghiệp hay thực hiện giải ngân qua Email, Fax, sử dụng thẻ ATM, thẻ TQDT và các dịch vụ ngân hàng điện tử khác ....) và hiện đại hóa trong các khâu nghiệp vụ ngân hàng nhằm hạn chế giao dịch thủ công, khách hàng phải đi đến điểm/quầy giao dịch của ngân hàng để thực hiện các yêu cầu giao dịch, tuy nhiên tỷ lệ giao dịch tại quầy vẫn chưa đạt kỳ vọng của chi nhánh
và chưa có nhiều khách hàng quan tâm sử dụng các dịch vụ tiện ích. Nguyên nhân cũng xuất phát từ thoái quen và an tâm hơn đến ngân hàng trực tiếp thực hiện giao dịch của khách hàng, việc sử dụng ứng dụng công nghệ ngân hàng chưa được phổ biến tại địa phương, đội ngũ bán hàng và tư vấn chưa phát huy hết hiệu quả, cung cấp sản phẩm một cách ồ ạt chạy theo số lượng và chưa nhắm đến đối tượng nào cần sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
4.3.5. Chất lượng dịch vụ
Do có sự khơng đồng đều ở một số bộ phận cán bộ, các sản phẩm khơng có sự khác biệt và nổi trội, cộng thêm nhiều quy trình nghiệp vụ và thực hiện tác nghiệp mất nhiều thời gian, Vì vậy, những năm qua Vietinbank và chi nhánh không ngừng đào tạo, đổi mới sản phẩm và cải tiến quy trình thủ tục để nâng từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng vẫn còn hạn chế được 4.3.1 nêu trên và cần phải làm rõ cách giải quyết để đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay bán lẻ. Ngun nhân chính là bên cạnh về quy định/quy trình cho vay cịn những hạn chế, bộ phận bán hàng và hậu mãi chưa phát huy hết vay chức năng/vai trị của mình, chưa nắm rõ hết các sản phẩm cho vay, khả năng tư vấn chưa chuyên nhiệp thì chi nhánh chưa có nhiều đóng góp để cải tiến thủ tục quy trình, làm theo thối quen, cứng nhắc chưa linh động, uyển chuyển khi giải quyết công việc, xác định phải làm tất cả để phục vụ tốt nhất khách hàng.
Tóm lược chương 4
Trong giai đoạn 2016 – 2018, Vietinbank Bến Tre đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong tín dụng, cung cấp sử dụng các dịch vụ sản phẩm ngân hàng, trong đó có hoạt động phát triển TDBL. Điển hình là hoạt động phát triển TDBL đã tăng trưởng về số lượng lẫn chất lượng, kèm theo rất nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán chéo kèm theo TDBL.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn những hạn chế, bất cập tồn tại trong hoạt động phát triển TDBL, đặc biệt là việc chuyển dịch/thay đổi cơ cấu danh
mục cho vay, cải thiện Nim, và sử dụng các sản phẩm cho vay dịch vụ ngân hàng theo TDBL nhằm tăng thu nhập ngoài lãi vay.
Trong chương 4 này, tác giả đã phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh phát triển TDBL tại Vietinbank Bến Tre để từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển TDBL tại Vietinbank Bến Tre trong thời gian tới được trình bày ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK BẾN TRE