Lý thuyết về Hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn rồng thái bình dương (Trang 39 - 42)

Hiệu quả theo quan điểm được trình bày trong từ điển Hán – Việt là “kết quả đích thực hay kết quả tốt đúng theo mong đợi”. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong việc vận hành và hoạt động kinh doanh

nói chung của một doanh nghiệp, hiệu quả là lợi nhuận, được đánh giá bằng các chỉ số tài chính.

Hiệu quả đo lường theo tương đối: Hiệu quả = Kết quả đầu ra / Yếu tố đầu vào. Hiệu quả được đo lường tuyệt đối: Hiệu quả = Kết quả đầu ra – Yếu tố đầu vào

Cùng với quan điểm trên, trong các nghiên cứu của mình Yamamoto & Watanabe (1989), O’Leary (1996), Nath (2011, 67) cũng cho rằng tính hiệu quả là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, mục đích chính là quản lý các nguồn lực sao cho tối đa hóa kết quả đầu ra với nguồn lực đầu vào không đổi. Yamamoto & Watanabe (1989) cho rằng, tính hiệu quả được biết đến như là trách nhiệm của người quản lý về việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả khi họ được giao để kiểm sốt chúng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp thường được đánh giá và đo lường thông qua một bộ các chỉ tiêu về lợi nhuận. Cụ thể như: Kenyon và Tilton (2006), Mawanda (2008), Nyakundi cùng các cộng sự (2014), Zipporah (2015) thì cho rằng: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường thông qua lợi nhuận, doanh thu, tỷ số tài chính, ROI, ROA. Whitting và Kurt (2001) cho rằng, hiệu quả hoạt động có thể xác định thơng qua các chỉ số: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hay trong nghiên cứu của Hult và cộng sự (2008) đã chỉ ra: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là thuật ngữ tổng hợp, có thể đo lường thơng qua: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tài chính có thể đo lường thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận (ROA, ROI, ROE, ROS) hay lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh được đo lường thông qua các chỉ tiêu như thị phần, năng suất lao động, chất lượng hàng hóa/dịch vụ, mức độ thỏa mãn công việc của người lao động.

Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa kiểm soát nội bộ (KSNB) và hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, KSNB hiệu quả giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động. Nhận định này được chứng minh bằng hàng loạt các nghiên cứu từ trước đến hiện nay. Tác giả Salehi, Mahdi; Shiri, Mahmoud Mousavi; Ehsanpour, Fatemeh (2013) khi thực hiện khảo sát tại các ngân hàng tại Iran đã chỉ rõ KSNB đóng một vai trị rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức. Nghiên cứu này tiến hành điều tra hiệu quả của KSNB trong ngành ngân hàng của Iran trong năm 2011 với tham chiếu đặc biệt cho Ngân hàng Mellat. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường kiểm sốt, q trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, KSNB tốt sẽ là cơng cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Iran.

Bên cạnh những nghiên cứu chung về mối liên hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cịn có các nghiên cứu đi tìm cụ thể tác động của kiểm sốt nội bộ đến từng nội dung của Hiệu quả hoạt động. Cụ thể trong nghiên cứu của Fadzil cùng các cộng sự (2005) cho rằng kiểm soát nội bộ hữu hiệu tác động tích cực đến doanh thu. Trong đó, tính hữu hiệu của KSNB phải xem xét trên các phương diện như thơng tin tài chính đáng tin cậy, đơn vị có chính sách bảo vệ tài sản, nhân viên phải tuân thủ các chính sách, thủ tục và các quy định của pháp luật hiện hành.

Tác giả Muraleetharan (2011) tiến hành nghiên cứu tại Jaffna, nhằm xem xét mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các công ty. Trong đó, các nhân tố của kiểm sốt nội bộ được đo lường bằng mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt và hiệu quả tài chính được đo bằng lợi nhuận và tính thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tổng kết lại, các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiểm sốt nội bộ và hiệu quả hoạt động (như hình 1.11). Sự yếu kém hay thiếu sót của hệ thống kiểm soát nội bộ đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu kém chung về kiểm soát nội bộ mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải, đó là: thiếu biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động, khơng phân tích rủi ro, thiếu thơng tin thích hợp, vấn đề ủy nhiệm trong tổ chức. Chính vì vậy, việc thiết kế, xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống KSNB hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn rồng thái bình dương (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)