Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn rồng thái bình dương (Trang 50 - 54)

2.6. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài

2.6.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước

Tác giả đã đọc và tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu trong nước về hoàn thiện hệ thống kiểm sát nội bộ tại các doanh nghiệp như:

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thơ “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” – luận văn thạc sĩ (2015). Tác giả giới thiệu tổng quát tình hình doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh và đưa ra các giải pháp căn cứ trên năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ như về phía Hội nghề nghiệp thì Xây dựng hệ thống lý luận về hệ thống KSNB phù hợp tại Việt Nam và bổ sung kiến thức về hệ thống KSNB cho các chương trình đào tạo; về phía Nhà nước thì Thể chế hóa những quy định của pháp luật, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Đức An “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tổng Cơng ty Cổ phần Phong Phú” – luận văn thạc sĩ (2014). Tác giả khảo sát 18 đối tượng cán bộ nhân viên có thâm niên cơng tác tương đối dài. Thông qua kết quả khảo sát, tác giả đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của cơng ty, từ đó phân tích ngun nhân khách quan cũng như chủ quan. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình dựa trên các quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Mai Thị Thanh Bình “Hồn thiện hệ thống kiểm soát quản lý trong tổng công ty Điện lực Miền trung” – luận văn thạc sĩ (2016). Tác giả đã ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng (BSC) trong hệ thống kiểm soát quản lý.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Thủy – Học viện Tài chính “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt của Tập đồn điện lực Việt Nam” – luận án Tiến sĩ (2017). Tác giả nghiên cứu các đặc điểm chung của Tập đoàn kinh tế; sự khác nhau về quan điểm thế nào được gọi là Tập đoàn kinh tế ở Việt

Nam và các nước trên thế giới. Tác giả đi sâu vào đưa ra các giải pháp hoàn thiện mơi trường kiểm sốt, hoạt động quản trị rủi ro, hồn thiện hệ thống thơng tin và truyền thơng, hồn thiện thủ tục kiểm sốt và hoạt động giám sát tại Tập đoàn.

- Bài viết đăng trên tạp chí của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa – Trường Đại học kinh tế quốc dân “Đặc điểm hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các tập đồn kinh tế”. Đưa ra một số đặc điểm của hệ thống KSNB tại các Tập đoàn kinh tế lớn trong các lĩnh vực “nóng” như Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Từ đó dựa trên những sự thay đổi về mặt quản lý, hoạt động điều hành thông qua các mục tiêu hiệu quả trong hoạt động tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho các tập đồn có thể áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phát “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH New Toyo Pulppy Việt Nam” – luận văn thạc sĩ (2019). Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, ngành sản xuất giấy sinh hoạt có xu hướng phát triển mạnh nhưng trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH New Toyo Pulppy chưa thực sự hiệu quả, doanh thu không cao và hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành cịn nhiều thiếu sót. Mục tiêu của việc nghiên cứu để hoàn thiện và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề ra các giải pháp giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế những rủi ro, gian lận, tăng doanh thu đạt được hiệu quả kinh doanh. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu, đưa ra câu hỏi khảo sát để tìm hiểu thực trạng và kiểm chứng nguyên nhân thực sự tồn tại ở công ty. Qua bài nghiên cứu tác giả thấy công ty đã xây dựng các quy trình thực hiện khá tốt, nhưng việc nhận diện và đánh giá rủi ro, giám sát chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dẫn đến doanh thu không đạt, hiệu quả kinh doanh thấp. Ngoài ra, bài nghiên cứu

này cũng giúp ban giám đốc có cái nhìn rõ rệt về hệ thống kiểm sốt nội bộ của công ty và hiểu biết hơn về tầm quan trọng của nó để tạo kiến thức nền tảng về quản lý kinh doanh.

- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thủy Tiên “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế” – luận văn thạc sĩ (2019). Tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài thông qua việc nêu định nghĩa về quản trị rủi ro (QTRR) theo COSO 2004, nêu vai trò của QTRR đối với doanh nghiệp, chỉ ra vai trò của Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế trong nền kinh tế, thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại đơn vị này. Tác giả tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm trình bày các lý luận liên quan như: lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB, khái niệm về KSNB được hoàn thiện qua các thời kỳ, tám yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004 (môi trường nội bộ, thiết lập các mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát), các nội dung liên quan đến QTRR (định nghĩa, phân loại, quy trình QTRR), mối quan hệ giữa KSNB và QTRR. Thực trạng về hệ thống KSNB của công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc Tế được tác giả trình bày thơng qua việc quan sát các quy trình kiểm sốt thực tế và việc phỏng vấn, khảo sát đối với các nhà quản lý và nhân viên tại đơn vị. Từ đó, đề tài nhận diện được các ưu khuyết điểm và các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hệ thống KSNB tại đơn vị. Từ hệ thống lý luận được tổng hợp và thực trạng được nêu ra, tác giả tiến hành phân tích và suy luận nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại đơn vị trên cơ sở phù hợp với quy mô và ngành nghề của đơn vị, căn cứ theo khuôn mẫu lý thuyết của COSO 2004, gia tăng việc ứng dụng cơng nghệ và cân đối giữa chi phí và lợi ích.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả đã hệ thống một số khái niệm phổ biến về kiểm soát nội bộ, lịch sử phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ, sự cần thiết của hệ thống KSNB trong việc vận hành doanh nghiệp. Tác giả đã trình bày 5 thành phần/yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013 trong đó bao gồm 17 nguyên tắc. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên hạn chế vốn có của hệ thống KSNB.

Tác giả cũng đi vào tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế vận dụng hệ thống KSNB theo COSO 2013 để đánh giá, nghiên cứu và ứng dụng cho tập đoàn.

Từ cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đồn, từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến yếu kém và đưa ra những biện pháp phù hợp để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn rồng thái bình dương (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)