2.6. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài
2.6.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống KSNB mà tác giả đã tìm đọc để phục vụ cho bài luận văn như sau:
- Cơng trình nghiên cứu của Phó giáo sư Theofanis Karagiorgos và Trợ lý giáo sư George Drogalas về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong thành phần kinh tế ngân hàng Hy Lạp với đề tài tên tiếng anh là “Effectiveness of
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức tốt nhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh cho hoạt động của một tổ chức tín dụng và cũng như đảm bảo cho sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Cơng trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các thành phần của kiểm toán nội bộ là rất quan trọng cho sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là bảng câu hỏi và phương pháp xử lý số liệu là phương pháp thống kê mô tả. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên 5 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ với các mức độ từ đồng ý nhiều nhất đến không đồng ý nhiều nhất. Bảng câu hỏi được gửi đến 450 nhân viên ngân hàng của 16 ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của cơng trình này là nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và sự tương tác giữa các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ và chất lượng kiểm toán nội bộ của ngành ngân hàng.
- Cơng trình nghiên cứu của đồng tác giả Gerrit Sarens và Ignace De Beelde “Sự nhận thức của kiểm toán viên nội bộ về vai trò của họ trong quản trị rủi ro ở các công ty của Mỹ và công ty của Bỉ ” với đề tài tên tiếng anh là “Internal auditors’ perception about their role in risk management between US and Belgian companies”. Kết quả của cơng trình nghiên cứu được tác giả kết luận rằng sự thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với vai trị của kiểm tốn viên nội bộ trong việc quản trị rủi ro. Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp cải thiện kiểm soát nội bộ thông qua việc quản trị rủi ro, thông báo rủi ro, truyền đạt kiểm sốt nói chung và đánh giá hệ thống quản trị rủi ro ở hai nhóm cơng ty ở Mỹ và Bỉ.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Jill M. D’Aquila “Liệu mơi trường kiểm sốt có liên quan đến các quyết định báo cáo tài chính hay khơng” với đề tài tên tiếng anh là “Is the control environment related to financial reporting decisions.” Mục đích của bài viết này là để xác định xem các yếu tố mơi trường kiểm sốt – bộ quy tắc ứng xử và các mục tiêu ngắn hạn - có liên quan đến các quyết định báo cáo tài chính hay khơng. Kết quả được dựa trên một cuộc khảo sát được gửi mail
đến 400 kế tốn viên cơng chứng được cấp phép – những người chuẩn bị báo cáo tài chính. Cơng trình nghiên cứu này chỉ ra rằng có một số lý do cho mối quan tâm về báo cáo tài chính gian lận. Ngồi ra, tác động lớn nhất trong một tổ chức là việc thúc đẩy các quyết định đạo đức có tầm quan trọng cao hơn so với báo cáo tài chính đáng tin cậy. Các quy tắc ứng xử và áp lực đối với kết quả hoạt động ngắn hạn khơng có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định báo cáo tài chính. Ngồi ra tác giả cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu về đặc điểm chung của một tổ chức/doanh nghiệp trong một cuộc kiểm toán.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Philip Ayagre và các cộng sự “Tính hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ của ngân hàng”, với tên đề tài tiếng anh là “The effectiveness of Internal Control Systems of Ghanaian banks”. Cơng trình nghiên cứu này đã đánh giá mơi trường kiểm sốt và các thành phần hoạt động giám sát của Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Ghana bằng cách sử dụng các nguyên tắc và thuộc tính của COSO để đánh giá hiệu quả của các hệ thống kiểm soát nội bộ. Thang đo Likert năm điểm được sử dụng để đo lường kiến thức và nhận thức của người trả lời về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Các câu trả lời từ không đồng ý nhiều nhất đến đồng ý nhiều nhất, trong đó 1 đại diện khơng đồng ý mạnh mẽ (SD) và 5 đại diện đồng ý mạnh mẽ (SA). Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê (SPSS) để phân tích dữ liệu và được trình bày dưới dạng phương sai và độ lệch chuẩn cho từng câu hỏi và từng phần của bảng câu hỏi. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, kiểm soát mạnh tồn tại trong mơi trường kiểm sốt và giám sát các thành phần hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng ở Ghana. Hai thành phần được đánh giá cao bởi người trả lời với phương sai trung bình lần lượt là 4,72 và 4,66. Nghiên cứu khuyến nghị rằng hội đồng quản trị của các ngân hàng ở Ghana không nên tự mãn về những gì đã phát hiện ra mà nên làm việc chăm chỉ để đảm bảo giám sát kiểm soát nội bộ liên tục và riêng biệt nhằm khẳng định rằng các kiểm soát thực sự tồn tại và đang hoạt động đúng chức năng của nó.