Các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX không chỉ là những bộ tự điển, từ điển song ngữ mà chúng có vai trò kép, chúng còn là những bộ loạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 146 - 147)

điển, từ điển song ngữ mà chúng có vai trò kép, chúng còn là những bộ loại thư song ngữ chuyên chở và cập nhật những tri thức của khu vực, của đất nước bằng chữ Hán theo định hướng chủ đề, chủ điểm.

8.1. Nhật dụng thường đàm được biên soạn theo định hướng “nhật dụng hóa” tri thức Hán học. Bộ sách sưu tập những đơn vị mục từ chữ Hán có tính hóa” tri thức Hán học. Bộ sách sưu tập những đơn vị mục từ chữ Hán có tính "nhật dụng”. Bộ sách đã nhật dụng hóa tri thức Hán học vốn cao xa thành tri thức nhật dụng. Hơn nữa ở đây lại đưa nhiều tri thức Việt Nam. Do vậy, bộ

sách này không chỉ "nhật dụng hóa" kiến thức qua Hán học mà còn là một thử nghiệm "Việt Nam hóa" những tri thức cần thiết qua chữ Hán.

8.2. Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca được biên soạn theo định hướng “chính hóa” Nho học của nhà nước: “Chính hóa” là một trong những nội hướng “chính hóa” Nho học của nhà nước: “Chính hóa” là một trong những nội dung thể hiện định hướng Nho học chính thống của triều Nguyễn được tác giả thể hiện trong bộ sách này mà cụ thể và cô đọng nhất là môn loại Chính hóa. Bộ sách đề cập đến các vấn đề chính trị, giáo hóa, tổ chức nhà nước, tôn sùng chính học. Đó là sự cụ thể hóa cái định hướng Nho học nhà nước ra xã hội.

8.3. Nam phương danh vật bị khảo được biên soạn theo định hướng phổ

biến cái học “đa thức” và cái học “cách trí”: Nội dung bài tựa và các môn loại, mục từ mà bộ sách chuyển tải thể hiện khát vọng biết đến ngọn nguồn sự vật mà cái học từ chương không đề cập. Những sách ấy (chỉ các sách vở của người Bắc) nhan nhản những chỗ chê bai, bài xích lẫn nhau. Cái khuyết thiếu của sách vở đời xưa chủ yếu thuộc phạm trù những cái mà đương thời mới có, hay sản vật nước ta có mà Hán văn không ghi được tác giả Nam phương danh vật

bị khảo nhận ra và dành tâm huyết để bù lấp cho những khoảng trống đó.

8.4. Đại Nam quốc ngữ được biên soạn theo định hướng phổ biến cái học phi khoa cử. Chữ Hán không chỉ để cho khoa cử mà còn cho sự mở mang các phi khoa cử. Chữ Hán không chỉ để cho khoa cử mà còn cho sự mở mang các tri thức ngoài khoa cử như các tri thức liên quan đến động thực vật. Nguyễn Văn San nhận thức: “Việc làm sách này không phải là việc lập ngôn theo chính giáo, mà để khảo cứu và dạy cho con em”. Vì vậy, định hướng của người soạn sách này là lấy mục đích khảo cứu danh vật, thoát li khoa cử làm tôn chỉ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)